Sunday, 30 June 2019

SỰ THẬT VỀ ĐƯỜNG VÀ UNG THƯ


Tôi không ăn đường trong nhiều năm. Tôi ăn trái cây, nhưng tôi không ăn bất cứ thứ gì có thêm đường. Tôi tin rằng mọi người sẽ tốt hơn nếu không ăn bất kỳ loại thực phẩm được thêm đường. Khi được nói chuyện với Lewis Cantley (một giám đốc trung tâm Ung thư Sandra và Edward Meyer tại Weill Cornell, Mỹ), tôi được biết Tiến sĩ Cantley không bao giờ ăn bất kỳ thực phẩm được thêm đường trong nhiều thập kỷ (cụ thể hơn 40 năm) chứ không phải chỉ là nhiều năm như tôi.  Mita

GIỚI THIỆU

Ý tưởng để viết bài ‘Sự thật về Đường và Ung thư” là khi tôi được đồng nghiệp trình bày trong buổi họp khoa học định kỳ với bài báo “High Glucose Triggers Nucleotide Imbalance through O-GlcNAcylation of Key Enzymes and Induces KRAS Mutation in Pancreatic Cells” được đăng trên tờ Cell Metabolism (một tạp chí top 1 về khoa học y khoa, IF = 22.415) hôm ngày 4 tháng 6 năm 2019. Nhóm tác giả công bố về những bệnh nhân ung thư tuyến tụy hấp thu với lượng đường cao gây ra đột biến KRAS, một gene đột biến khởi đầu ung thư tuyến tụy. Thực ra, lượng đường cao trong cơ thể gây ra đột biến khá nhiều gene chứ không chỉ riêng KRAS, KRAS chỉ là một trường hợp được đề cập trong bài báo của nhóm tác giả này mà thôi (Hu CM, và cộng sự, 2019).
Ý tưởng sớm được viết hoàn chỉnh hơn nhờ động lực của các thành viên cộng đồng BỆNH VIỆN ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ ONLINE do MedixLink thành lập trên Facebook (thực ra đây là nơi hỗ trợ bệnh nhân ung thư thì đúng hơn là bệnh viện điều trị bệnh ung thư cả nhà ạ) mong muốn được hiểu rõ SỰ THẬT VỀ ĐƯỜNG VÀ BỆNH NHÂN UNG THƯ.

ĐƯỜNG CÓ MẶT TRONG THỰC PHẨM CỦA BẠN?

Đường mà tế bào của bạn cần đến từ chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày. Đường có đến 60 cái tên khác nhau. Tạm chia đường thành hai nhóm: nhóm phân tử nhỏ, thường được biết đến với gốc –ose ở đuôi (như glucose, fructose, maltose, sucrose, ….), nhóm này tan trong nước, có vị ngọt và nhóm phân tử lớn hay còn gọi là polisaccharides, thành phần chính của tinh bột (như gạo, bánh mì, rau củ quả), nhóm này không tan trong nước, không có vị ngọt. Cụ thể, bạn nạp đường vào cơ thể từ: trái cây chín (fructose), rau củ (glucose), sữa (lactose), carbohydrate (bánh mì, gạo), nước ngọt, bánh kẹo, ….

GLUCOSE QUAN TRỌNG VỚI CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

GLUCOSE LÀ NHIÊN LIỆU CỦA TẾ BÀO. Tế bào cần năng lượng (ATP) để tham gia các quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, giúp chúng ta nhìn, chúng ta thở, chúng ta cảm giác, chúng ta suy nghĩ và .... Và quá trình tạo ra ATP bắt đầu từ glucose. Glucose là nhiên liệu cơ bản nhất của tế bào. Nếu chúng ta ăn hoặc uống glucose (nước ngọt, bánh kẹo) thì glucose được hấp thụ trực tiếp vào máu và sẵn sàng cho tế bào sử dụng. Nếu chúng ta ăn tinh bột (khoai lang, khoai mì, …) thì một loại enzyme tên là saliva (amylase, từ tuyến nước bọt) sẽ phân cắt các phân tử polisacharide này và chuyển hóa thành glucose cho tế bào sử dụng. Một số trường hợp, chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn carbohydrate (không có bất kỳ thành phần nào chuyển thành glucose) thì tế bào sẽ đốt cháy mỡ và phân giải protein thành glucose để sử dụng.
Các bạn biết đấy, ung thư là bệnh của tế bào!!!

ĐƯỜNG và UNG THƯ

Tế bào ung thư phát triển cực nhanh, nên chúng cần lượng lớn năng lượng. Có nghĩa là chúng cần lượng lớn glucose. Ngoài ra, tế bào ung thư cũng cần lượng lớn nguồn dinh dưỡng khác như amino acids, chất béo chứ không chỉ đường.
Một câu hỏi đặt ra rằng: nếu tế bào ung thư cần nhiều đường như thế thì chúng ta cắt bỏ hoàn toàn đường ra chế độ ăn để ngừng sự phát triển ung thư? NO NO NO KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ VẬY!!!!!!!!! TẤT CẢ TẾ BÀO KHỎE MẠNH VÀ UNG THƯ ĐỀU CẦN ĐƯỜNG ĐỂ TỒN TẠI CÁC BẠN Ạ.
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào báo cáo về việc LOẠI BỎ HOÀN TOÀN ĐƯỜNG RA KHỎI CHẾ ĐỘ ĂN thì giảm nguy cơ ung thư và kéo dài thời gian sống của BỆNH NHÂN UNG THƯ. Nhưng có công bố ở chuột (Hopskin, 2018) về một chế độ ăn hạn chế nghiêm ngặt carbohydrate (chế độ keto) kết hợp với thuốc chống PI3K thì khối u đã co lại.

TẠI SAO CHÚNG TA LO LẮNG NẾU ĐƯỜNG KHÔNG PHẢI NGUYÊN NGÂN GÂY UNG THƯ?

Đường không phải là tác nhân TRỰC TIẾP gây bệnh ung thư. Tại sao chúng ta luôn khuyến khích giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày.
Lý do thứ nhất: tăng cân do tiêu thụ lượng đường lớn trong thời gian dài là nguyên nhân gây ung thư. Mà béo phì làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư (Tổ chức CRU công bố), đứng sau thuốc lá.
Lý do thứ hai: khi lượng đường trong máu biến động đột ngột, cơ thể bạn bị rối loạn đáp ứng với đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể giải bạn giải phóng chất tăng trưởng giống như insulin (IGF), đặc biệt ở người bị kháng insulin (insulin-resistant), yếu tố này giúp tế bào ung thư phát triển. Nếu bạn kiểm soát được mức độ đường huyết trong máu thì IGF giải phóng ít hơn và có khả năng làm giảm sự phát triển ung thư. Có nghĩa là, insulin cao là con đường dẫn đến ung thư, mà đường là tác nhân gây insulin cao (Marcia N. Paddock, và cs, 2019).

CÁCH CHÚNG TA CẮT GIẢM ĐƯỜNG

Để giảm thiểu sự thay đổi đột ngột lượng đường trong máu, bạn không nên tránh tất cả các loại đường trong thực phẩm mà bạn hãy là người thông thái khi quyết định cái gì nên và cái gì không nên nuốt vào dạ dày. Nếu bạn ăn chất xơ, protein, chất béo giúp cơ thể bạn tạo ít insulin hơn để đáp ứng với đường đơn. Sau đây là một số cách Mita gợi ý:
  1. Thay vì ăn khoai tây chiên, chọn các loại hạt. Thay vì chọn các loại hạt tẩm đường thì chỉ chọn loại hạt rang chín không gia vị.
  2. Thay vì uống nước ngọt, chọn nước suối.
  3. Thay vì ăn bánh kẹo, chọn hoa quả.
  4. Thay vì ăn cơm trắng thì chọn cơm nâu hoặc các loại củ thay thế.
  5. Thay vì ăn nhiều hoa quả thì chọn thêm ít rau xanh.
  6. Cố gắng không ăn món tráng miệng sau bữa ăn mà để dành giữa các bữa ăn.

DÀNH CHO BẠN

  1. Giới hạn đường đơn và tinh bột tách cám trong chế độ ăn của bạn, những món này gồm kẹo, bánh ngọt, thực phẩm nướng, hoa quả khô, bánh mì trắng, gạo trắng.
  2. Giảm hấp thụ đường từ các loại nước uống chứa đường như nước ngọt, nước ép trái cây, soda.
  3. Nạp đường vào cơ thể từ nguồn gốc tự nhiên vì nhóm thực phẩm này ngoài chứa đường (năng lượng cơ bản của tế bào) chúng còn chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamins, khoáng, chất chống oxi hóa (antioxidants), hóa chất thực vật (phytochemicals), và chất xơ là những chất rất tốt cho cơ thể.
  4. Ăn uống lành mạnh chính là ăn đa dạng thực phẩm và chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe, một gợi ý như sau tinh bột nguyên cám (1 phần), thịt nạc (3 phần) , rau xanh (4 phần) và trái cây (2 phần).



Mita hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ cho bạn phần nào trong cuộc hành trình chiến đấu với ung thư. Chúc các bạn luôn nhận được năng lượng bình an !


Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bên dưới, Mita sẽ nỗ lực trả lời trong giới hạn hiểu biết.
Trân trọng,
Mita
Dành thời gian cho điều ý nghĩa!


Tài liệu tham khảo
[1] Hu CM, Tien SC, Hsieh PK, Jeng YM, Chang MC, Chang YT, Chen YJ, Lee EYP, Lee WH, High Glucose Triggers Nucleotide Imbalance through O-GlcNAcylation of Key Enzymes and Induces KRAS Mutation in Pancreatic Cells, Cell Metab., 2019 June 4, 29(6): 1334-1349.e.10.
[2] Paddock MN, field SJ, Cantley LC, Treating cancer with phosphatidylinositol-3-kinase inhibitors: increasing efficacy and overcoming resistance, J Lipid Res., 2019 Apr, 60(4): 747-752.


KẾT NỐI VỚI MITA

----www.mitabio.com--- 
@Page Facebook: Mita
@Youtube: Youtube Mita
@Instagram: mitabio960



Đọc tiếp »

Monday, 24 June 2019

PHỤ NỮ CÓ CẦN GIỮ CHỒNG KHÔNG?



Theo thống kê mỗi giờ trôi qua có hàng trăm ngàn phụ nữ thấp thỏm lo âu chồng/ người yêu mình giờ này đang ở phương nào và với ai. Chuyện rõ như ban ngày từ khi Medix Link mở cái group CHUYÊN GIA TƯ VẤN TÂM LÝ mới hơn một tuần thì hàng trăm ngàn bạn tham gia vào group và thổ lộ tâm tư về mỗi chủ đề này 'giữ chồng/ giữ người yêu'.
Phần lớn phụ nữ đang có gia đình cho rằng gia đình có chồng có vợ thì con cái mới khỏe mạnh hạnh phúc. Èo. Các chị em đang có chồng à, con cái khỏe mạnh hạnh phúc không phụ thuộc vào gia đình có đủ bố mẹ mà phụ thuộc vào mức độ hạnh phúc của bố và mức độ hạnh phúc của mẹ. Đương nhiên, mức độ hạnh phúc của bố và mẹ ngang bằng nhau thì trẻ khỏe mạnh nhất về mặt tinh thần và thể chất.
Là người mẹ trong gia đình bạn không cần phải dành thời gian theo dõi chồng thông qua tin nhắn trong điện thoại, thông qua các mạng xã hội và thông qua người thân quen. Bởi anh ấy muốn giấu thì có hàng ti tỉ cách giấu đố mà bạn có thể kiếm tìm đầy đủ. Mặt khác, chính hành động này gây ra cho bạn nhiều lo lắng có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như sắc đẹp giảm sút, tâm lý bất ổn, chăm sóc con cái kém, hiệu quả công việc giảm sút và có thể mất đi vài mối quan hệ tốt đẹp.
Thế thì người phụ nữ đang có chồng nên làm gì?
Hơn hết hãy học trở thành người mẹ có đủ kiến thức chăm sóc con mình khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Và nhớ các mẹ con nên soi gương (selfie cũng được) mỗi ngày cùng nhau để xem cười đủ tươi chưa nhé!
Thứ hai, hãy dành thời gian cho chính mình - cho điều mình thích - học trở thành người phụ nữ tự tin. Có thể là tham gia lớp học dinh dưỡng nuôi trẻ, dinh dưỡng sức khỏe, câu lạc bộ yoga, khiêu vũ, ... câu lạc bộ nghệ thuật gì đó, ..., câu lạc bộ nữ công gia chánh gì đó, ... học thêm kỹ năng nào đó mình còn yếu, ... và nhớ là soi gương nhiều hơn nhé các nàng.
Thứ ba, hãy dành thời gian cho chính mình - học trở thành phiên bản đẹp nhất của bạn. Có thể tham gia lớp mix quần áo, trang điểm, chụp hình, đọc sách. Và nhớ là soi gương nhiều hơn các chị nhé - để tìm ra phiên bản tốt nhất nhé!
Thứ tư, hãy dành thời gian cho chính mình - học trở thành người gắn kết. Có thể tham gia cùng các con chuyến thư giãn ngắn, dài ngày. Hẹn hò với chồng. Rủ rê bạn bè thư giãn cùng nhau. Rủ rê anh chị em ba mẹ thư giãn cùng nhau. Và nhớ là soi gương nhiều hơn để xem mình đã cười đủ tươi chưa các nàng nhé!
Nếu một ngày chồng bạn bỏ bạn thì sao?
Thì cảm ơn chồng chớ sao. Bạn đã có phiên bản đẹp nhất rồi. Phiên bản đẹp nhất này chỉ phù hợp với phiên bản đẹp nhất của chồng bạn thôi. Nếu anh ta không nỗ lực để có phiên bản đẹp nhất thì anh ta buộc phải xa bạn thôi. Nên vui bạn nhé! Hơn nữa, không có chồng này thì chắc chắn sẽ có chồng khác bạn nhé (nếu bạn muốn có) và chồng khác chắc chắn cũng sẽ là phiên bản đẹp nhất của anh ấy rồi. Cho nên, bạn yên tâm có đủ hạnh phúc!
❤️🎬Lời cuối tặng các chị đó là CHÚNG TA CẦN GIỮ CHỒNG BẰNG CÁCH LÀM CHO CHÚNG TA ĐẸP HƠN MỖI NGÀY CHỨ đừng phí thời gian theo dõi, chờ đợi, giữ khư khư ông chồng theo cách thấp thỏm lo âu đầy hoài nghi. Thời gian đó hãy dành cho điều quan trọng hơn các chị nhé! Chúc các chị luôn cảm nhận được hạnh phúc!

❤️Mita - dành thời gian cho điều ý nghĩa!

----www.mitabio.com--- 



@Page Facebook: Mita


@Youtube: Youtube Mita
@Instagram: mitabio960
Đọc tiếp »

Saturday, 22 June 2019

ĐAU TRONG UNG THƯ VÀ CÁCH KIỂM SOÁT ĐAU UNG THƯ


(bạn muốn xem rõ hình hoặc download hình vui lòng click vào hình để rõ hơn nhé, thân)
Mita mong muốn được chia sớt bớt phần nỗi đau của các bạn đang chiến đấu với UT. Bài viết này góp phần cho bạn có cái nhìn toàn diện về nỗi đau của chính mình và từ đó có chiến lược quản lý nỗi đau cải thiện cuộc sống trong phạm vi của bệnh nhân UT.

Đau là phổ biến ở bệnh nhân UT nhưng không phải tất cả mọi bệnh nhân UT đều bị đau do ung thư (có nghĩa là có bệnh nhân bị đau/ có bệnh nhân không bị đau do UT) mà bị đau gây ra bởi phương pháp điều trị UT. Trong trường hợp UT lan rộng hoặc tái phát thì khả năng bạn bị đau cao hơn bình thường (Treatment of cancer pain, Lancet, 2011). Cơn đau rất đa dạng làm cho chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút, đôi khi da bạn tái mẹt, cảm giác đau đớn, cảm giác nóng khó chịu bên trong. Đôi khi ‘đau’ liên tục, đôi khi ‘đau’ thoáng qua, có lúc nhẹ, có lúc trung bình hoặc nghiêm trọng (một cảm giác như thấu cả trời xanh vậy). Mức độ đau tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại UT mắc phải, mức độ tiến triển của UT, vị trí UT và khả năng chịu đau của bạn. Trên tờ Ann Oncol thống kê có 33% ở bệnh nhân ‘đau’ sau điều trị, 59% ở bệnh nhân đang điều trị chống ung thư và 64% ở những bệnh nhân bị bệnh di căn, tiến triển hoặc giai đoạn cuối. Trên tờ Pain Med báo cáo đau có tỷ lệ mắc bệnh sớm trong các loại ung thư cụ thể như ung thư tuyến tụy (44%) và ung thư đầu và cổ (40%).

Và hầu hết các cơn đau UT đều có thể kiểm soát được và việc kiểm soát cơn đau của bạn là điều cần thiết trong tiến trình điều trị UT của bạn. Để kiểm soát đau do ung thư, bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm đau như một cách tiếp cận tích hợp để quản lý đau ung thư và điều này nên được kết hợp chặt chẽ với:

 (i) phương pháp điều trị chống ung thư chính;

(ii) liệu pháp giảm đau can thiệp và

(iii) một loạt các kỹ thuật không xâm lấn như tâm lý và

(iv) can thiệp phục hồi chức năng.


Cái gì gây ra cơn đau UT?

1)    Cơn đau do UT gây ra:

Nếu cơn đau là do ung thư, nó có thể là do ung thư phát triển thành hoặc phá hủy các mô lân cận. Khi một khối u phát triển, nó có thể đè lên dây thần kinh, xương hoặc các cơ quan. Khối u cũng có thể giải phóng các hóa chất có thể gây đau. Hoặc phản ứng của cơ thể bạn với các hóa chất có thể gây đau.

2)    Cơn đau do phương pháp điều trị UT gây ra:

Điều trị ung thư có thể giúp giảm đau trong những tình huống này. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ung thư, bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, cũng có thể gây đau.


Sự hiện diện cơn đau có thể thuộc hai nhóm sau:
Nhóm 1 (nociceptive): gây ra bởi tổn thương mô liên tục, hoặc soma (như đau xương), hoặc nội tạng (như đau ruột hoặc gan, …)
Nhóm 2 (Neuropathic): gây ra bởi tổn thương hoặc rối loạn chức năng trong hệ thống thần kinh, chẳng hạn như trong bệnh lý cơ tim hoặc ở cột sống chèn ép dây thần kinh do khối u.

Đau do cách điều trị UT

Có nhiều cách khác nhau. Một là loại bỏ nguồn cơn đau thông qua phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị khác. Mỗi loại điều trị có tác dụng phụ riêng.

1)     Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ ung thư có thể dẫn đến đau ở khu vực phẫu thuật. Phần lớn các cơn đau sau phẫu thuật được cho là có liên quan đến chấn thương thần kinh xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Những người bị cắt bỏ chân tay hoặc vú có thể cảm thấy đau như thể chân tay hoặc vú vẫn còn (đau ảo).
2)     Xạ trị. Những phương pháp điều trị này có thể gây đỏ và cảm giác nóng rát của da. Tùy thuộc vào bộ phận nào của cơ thể mà bức xạ được áp dụng, nó có thể gây ra tiêu chảy, lở miệng hoặc các vấn đề khác, chẳng hạn như mệt mỏi.
3)     Hóa trị. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, nhiễm trùng, rụng tóc và đau dây thần kinh (bệnh thần kinh). Thuốc có thể giúp giảm bớt các tác dụng phụ. Kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp đỡ.
4)     Thuốc giảm đau mạnh. Một trong những tác dụng phụ phổ biến của opioids là táo bón. Nó có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng được bác sĩ khuyên dùng. Ngăn ngừa táo bón dễ hơn điều trị, vì vậy trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc phiện hãy hỏi bác sĩ những gì bạn nên làm để giữ cho ruột của bạn di chuyển. Các tác dụng phụ khác của thuốc giảm đau mạnh bao gồm buồn nôn, nôn và buồn ngủ. Những điều này thường xảy ra với một vài liều đầu tiên và biến mất sau vài ngày dùng thuốc.
5)     Thuốc giảm đau khác. Thuốc giảm đau không kê đơn thông thường có thể làm hỏng thận của bạn, gây loét hoặc tăng huyết áp. Aspirin có thể gây chảy máu đường tiêu hóa và acetaminophen (Tylenol, những loại khác) có thể gây tổn thương gan nếu bạn uống quá nhiều hoặc uống rượu trong khi dùng thuốc.

NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐAU

1)    Phía bệnh nhân
  • -         Được thông báo về khả năng khởi phát cơn đau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, cả trong/ sau khi can thiệp chẩn đoán UT và tác dụng không mong muốn của liệu pháp điều trị UT/ chống UT.
  • -         Bệnh nhân chủ động giao tiếp với bác sĩ về ‘nỗi đau’ của chính mình, về hiệu quả của trị liệu và tác dụng không mong muốn của liệu pháp trị liệu gây ra. Để giao tiếp tốt với bác sĩ điều trị, bệnh nhân cần có chiến lược quản lý cơn đau bằng tự đánh giá cơn đau (Mita sẽ hướng dẫn cách bệnh nhân và người thân thực hiện điều này ở bên dưới bài viết).
  • -         Bệnh nhân được hiểu rõ về thông tin sử dụng opioid thích hợp.

2)    Phía Bác sĩ
Hình 1. Lộ trình điều trị giảm đau ung thư theo WHO
  • -         Phải thông báo cho bệnh nhân rõ các giai đoạn gây đau trong quá trình can thiệp chẩn đoán cũng như trong quá trình trị liệu.
  • -         Giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ về thông tin sử dụng opioid thích hợp.
  • -         Trao đổi chi tiết và nhất quán với bệnh nhân/ người chăm sóc của bệnh nhân để hiểu rõ cơn đau của bệnh nhân, từ đó kê toa thuốc giảm đau tối ưu và tác dụng phụ tối thiểu.

CÁCH ĐÁNH GIÁ CƠN ĐAU CỦA BẠN

Đánh giá ban đầu và liên tục về cơn đau nên là một phần không thể thiếu chăm sóc ung thư và bước đầu trong chuỗi điều trị UT hiệu quả. Thang đánh giá bằng lời nói (xác định sự hiện diện cơn đau) và bằng số (xác định mức độ của cơn đau).
Ở bệnh nhân cao tuổi, kỹ năng giao tiếp hạn chế hoặc nhận thức suy giảm hoặc trẻ nhỏ nên người chăm sóc chú ý biểu hiện khuôn mặt, cử động cơ thể, lời nói hoặc giọng nói, thay đổi trong cá nhân tương tác (nhạy cảm với sự chạm nhẹ vào da), thay đổi trong hoạt động thường ngày là chiến lược thay thế để đánh giá sự hiện diện của cơn đau (nhưng không phải đánh giá cường độ đau).
Điều đáng lưu ý là đau khổ tâm lý xã hội liên quan mạnh mẽ với nỗi đau ung thư. Đau khổ tâm lý có thể khuếch đại đau và tương tự, đau được kiểm soát không đầy đủ có thể gây đa khổ tâm lý.


Hình 2. Theo dõi đau 1 (theo nhận dạng biểu cảm khuôn mặt)


Hình 3. Theo dõi đau 2 (theo mức độ đau)

Mita hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ cho bạn phần nào giảm nhẹ bệnh trong cuộc hành trình chiến đấu với ung thư. Chúc các bạn luôn nhận được năng lượng bình an !

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bên dưới, Mita sẽ nỗ lực trả lời trong giới hạn hiểu biết.
Trân trọng,
Mita
Dành thời gian cho điều ý nghĩa! 

----www.mitabio.com--- 

@Page Facebook: Mita

@Youtube: Youtube Mita
@Instagram: mitabio960




Đọc tiếp »

Friday, 14 June 2019

CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỔNG THỂ VÀ SỨC KHỎE BỆNH NHÂN UNG THƯ

Giới thiệu

Ý tưởng để viết bài này là dành cho bệnh nhân ung thư và người thân của họ, nhưng tôi nghĩ tất cả chúng ta người đang khỏe mạnh cũng cần cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng tương tự để kiểm soát sức khỏe của mình. 

Mục tiêu chính của việc chăm sóc bệnh nhân ung thư chính là giảm bớt đau khổ và cải thiện chất lượng cuộc sống trong quỹ đạo của bệnh nhân ung thư nói riêng. Hành vi lối sống ảnh hưởng tích cực đến kết quả sức khỏe và tiến triển của bệnh ung thư (khoa học epigenetics đã chứng minh). Dinh dưỡng là yếu tố khá quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sinh lý bệnh nhân ung thư. Bài viết này giúp bạn cân nhắc chế độ ăn uống và dinh dưỡng một cách hợp lý.

Một điểm nhấn mạnh rằng bài viết này dành cho tất cả các bệnh nhân ung thư nói riêng và mọi người quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe tổng quát nói chung. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng có thể có sự khác biệt trong tiếp cận dinh dưỡng đối với mỗi người, mỗi bệnh nhân mắc các loại ung thư là khác nhau. Ví dụ trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư hạch có thể có các yêu cầu khác nhau từ các chất bổ sung khác nhau so với bệnh nhân mắc sarcoma. Tại thời điểm hiện tại, tôi không cảm thấy rằng có đủ dữ liệu để thống kê với những khác biệt này. Ngoài ra, bài viết này liên quan chủ yếu đến bệnh nhân người lớn hơn là trẻ em.

QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG

Từ ngày bệnh nhân được tiên đoán là ung thư hoặc chứng bệnh nan y nào đó, người thân và bệnh nhân thường có xu hướng khuyến khích người bệnh ăn bất cứ thứ gì họ thích ăn. Bởi họ nghĩ thời gian sống còn lại rất ngắn và cần giảm bớt chứng sợ hãi. Do đó, bất kỳ loại thực phẩm nào họ cũng cho là thực phẩm tốt cả. Đây là quan điểm chưa đúng!!!

CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỔNG THỂ VÀ SỨC KHỎE BỆNH NHÂN UNG THƯ

Ngược lại quan điểm truyền thống được giới thiệu sơ lược ở trên, tôi đặt tên là CHIẾN LƯỢC DINH DƯỠNG CẢI THIỆN SỨC KHỎE TỔNG THỂ. Bạn - người đang đọc bài viết này - đưa ra quyết định về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cần xem xét chẩn đoán, tiên lượng, tình trạng và triệu chứng hiện tại, con đường tiến triển bệnh, điều trị và các tác dụng phụ có thể xảy ra, sự thoải mái của bệnh nhân và hỗ trợ xã hội, kinh tế xã hội, quan điểm văn hóa, tôn giáo, vấn đề đạo đức và pháp lý. Bài viết này giới thiệu chế độ dinh dưỡng như một can thiệp sống sót tiềm năng thay vì chỉ duy trì. Kiến thức được tổng hợp đơn giản dễ hiểu nhất (hy vọng không mang văn phong khoa học quá nhiều :)))) có thể hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng trong đưa ra các khuyến nghị về dinh dưỡng để:
1) đảm bảo đủ lượng calo;
2) giảm thực phẩm và thói quen ăn kiêng có liên quan cụ thể đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để tái phát ung thư;
3) tạo ra chế độ ăn kiêng giảm thiểu tình trạng viêm, kháng insulin và stress oxy hóa;
4) đảm bảo đủ lượng chất dinh dưỡng cụ thể và bổ sung dinh dưỡng có chọn lọc liên quan đến phòng ngừa/ tái phát ung thư.

1- ĐẢM BẢO ĐỦ LƯỢNG CALO


Ưu tiên và cần thiết, không chỉ để đáp ứng các yêu cầu về sinh lý, mà còn bởi vì nó có thêm lợi ích về tâm lý, tinh thần, xã hội và văn hóa cho bệnh nhân và người chăm sóc. 
Dựa trên nhu cầu cá nhân và các vấn đề lâm sàng của họ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và kiểm soát các triệu chứng và tác dụng phụ như đau, táo bón và mất cảm giác ngon miệng (theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS).
 Chế độ calo theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) và đề xuất bởi Mita:
1) Chế độ calo giúp bệnh nhân có được và duy trì cân nặng khỏe mạnh;
2) hạn chế lượng thịt chế biến và thịt đỏ; 
3) ăn ít nhất chén rau và trái cây mỗi ngày; 
4) lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các sản phẩm ngũ cốc tinh chế;
5) hạn chế lượng muối, đường, dầu mỡ động vật;

6) thói quen nạp calo nên là bữa ăn nhiều calo, giàu năng lượng trong các khẩu phần ăn nhỏ; 

2- GIẢM THỰC PHẨM VÀ THÓI QUEN ĂN KIÊNG LIÊN QUAN CỤ THỂ ĐẾN TÁI PHÁT UNG THƯ


- Tránh ăn thực phẩm có chứa lượng đường dư thừa cao;
- Tránh ăn các loại thực phẩm nghèo dinh dưỡng, giàu năng lượng bao gồm đường tinh chế, kẹo, thực phẩm chiên và thức ăn nhanh;
- Tránh ăn một lượng lớn carbohydrate tinh chế;
- Tránh ăn thịt đỏ;
- Tránh ăn thức ăn chế biến quá kỹ;
- Tránh ăn chế độ ăn nhiều chất béo động vật; 

- Tránh ăn thức ăn chứa nhiều muối.
- Tránh sử dụng "chất kích thích" trừ trường hợp chỉ định của bác sĩ.
 

3. CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GIẢM THIỂU VIÊM VÀ STRESS OXY HÓA 

Các hợp chất này có cả hoạt động chống viêm và chống oxy hóa. 
-  Gừng;
-  các loại vitamin;
- curcumin / củ nghệ;
- Boswellia serrata (gợi ý ACS);
- nhân sâm Mỹ (gợi ý ACS);
- một số chất chống oxy hóa có trong hoa quả, trái cây (antioxidant)  
 Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu rau quả tươi và nấu chín, thịt nạc, kết hợp với việc sử dụng men vi sinh, prebiotic, axit béo không bão hòa đa omega-3 và vitamin D3, là một phần thường được khuyến nghị từ Trung tâm Y học Tích hợp

 3.1) Axit béo omega-3

Acid béo omega-3 cần được bổ sung thêm vào khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày. Nghiên cứu về khẩu phần ăn 14 axid béo được phân tích trong nhóm 525 người đàn ông Thụy Điển bị ung thư tuyến tiền liệt. Trong số tất cả nam giới, những người có lượng omega-3 cao nhất và tổng lượng axit béo biển có khả năng tử vong thấp hơn 40% do ung thư tuyến tiền liệt.
 3.2) Vitamin D
Cần bổ sung vitamin D đầy đủ để giúp duy trì sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch. Từ góc độ sinh lý, một số nghiên cứu ủng hộ tầm quan trọng của vitamin D để giúp kiểm soát ung thư. Dạng hoạt động của vitamin D tương tác với thụ thể vitamin D (VDR) để gây ra các hoạt động chống đông, chống xâm lấn, proapoptotic và prodifferentiation trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Trên thực tế, dữ liệu tiền lâm sàng đã chỉ ra rằng vitamin D ảnh hưởng đến 200 gen ảnh hưởng đến sự tăng sinh tế bào, apoptosis, sự hình thành mạch, sự biệt hóa cuối cùng của tế bào ung thư và bình thường và chức năng đại thực bào. Hơn nữa, mối liên quan có lợi đã bị giảm đi giữa những bệnh nhân có người dùng bổ sung vitamin A hoặc vitamin A / β-carotene lưu hành vượt mức. 
Ở Đài Loan, bác sĩ bổ sung vitamin D3 4000UI/ ngày cho bệnh nhân ung thư trong suốt quá trình điều trị. Theo khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Mỹ, bệnh nhân ung thư cần bổ sung vitamin D đầy đủ để duy trì mức huyết thanh ít nhất 50 ng/mL. Điều này có thể thực hiện bổ sung hằng ngày với liều vitamin D3 trong khoảng từ 3000 - 5000 UI
3.3) Vitamin tổng hợp và chất chống oxy hóa
Các chất bổ sung được đánh giá trong các nghiên cứu này bao gồm glutathione, melatonin, vitamin A, hỗn hợp chống oxy hóa, vitamin C, N-acetylcystein, vitamin E và axit ellagic. Tôi khuyến cáo các bạn sử dụng nguồn vitamin tổng hợp tự nhiên từ hoa quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hơn là dạng tổng hợp hóa học hoặc ly trích.

Kết luận


Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng giàu dinh dưỡng gồm trái cây, rau quả, các loại hạt, tinh bột nguyên vỏ, các sản phẩm từ và thịt trắng hoặc chế độ ăn chay sẽ là cách tốt nhất cho bệnh nhân ung thư và cho bạn cải thiện sức khỏe tổng quát.
Ngoài ra, chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng nên được kết hợp với việc lựa chọn thực phẩm cho độ tươi, sạch và giảm mức độ chế biến (món luộc là lựa chọn thích hợp).
Hơn nữa, bạn nên chọn đa dạng thực phẩm càng tốt, vì vừa giúp bạn cân bằng dưỡng chất, cảm thấy thoải mái và cảm giác ngon miệng.
 Mọi người thật sự có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt động lực trở nên vô cùng mãnh liệt khi được chẩn đoán là ung thư. Tôi tin tưởng rằng các bác sĩ nên khuyến khích các bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân thay đổi chế độ dinh dưỡng như là liệu pháp góp phần vào liệu trình điều trị ung thư, có thể ngăn ngừa di căn hoặc tái phát. 

Tôi hy vọng chia sẻ tổng quát trên đây giúp bạn tìm ra được chế độ dinh dưỡng cải thiện sức khỏe tổng thể và sức khỏe bệnh nhân ung thư cho riêng mình. Những bài viết sau tôi sẽ cụ thể hóa từng đối tượng thực phẩm có lợi cụ thể.
          MỘT SỐ MÓN ĂN GỢI Ý


cá hấp

nạc gà luộc

thịt heo nạc

rau và khoai lang luộc

rau luộc

khoai lang luộc (một dạng tinh bột nguyên)

rau nấm tàu hủ luộc

rau củ nấm luộc




MỘT SỐ GỢI Ý nạp nhiều lượng dinh dưỡng vào cơ thể do Mita ghi dưới dạng video ở đường link này: Cách nạp nhiều dinh dưỡng vào cơ thể


Chúc cả nhà khỏe mạnh!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bên dưới, Mita sẽ nỗ lực trả lời trong giới hạn hiểu biết.
Trân trọng,
Mita
Dành thời gian cho điều ý nghĩa! 

----www.mitabio.com--- 

@Page Facebook: Mita

@Youtube: Youtube Mita
@Instagram: mitabio960


Đọc tiếp »

Tuesday, 11 June 2019

CHẤP NHẬN

9.00
Bạn nhắn 'sao tau khổ quá thế này, mới mua món đồ thì hư mất tiêu rồi'.*** Bạn của tui ơi, 
- Mới mua món đồ bị hư mất tiêu, chuyện xảy ra vậy cũng có chút phiền hà nhưng mà, có thể do nhà sản xuất tạo món đồ tệ quá. Bạn tôi có thể đổi lại cái khác, hoặc mua nhà sản xuất khác, hoặc không cần món đồ đó nữa, không mua thì sẽ không hư hì hì 


9.10 
'Tao dạo này làm gì cũng không được, công việc trật lên trật xuống'.***Bạn của tui ơi, 
- Dạo này mần gì cũng trượt lên trượt xuống, chuyện không thuận lợi cũng thấy chút buồn nhưng mà, có thể do yếu tố khách quan công việc khó - sếp và đồng nghiệp chưa hỗ trợ phù hợp - và bạn cũng chưa nỗ lực phù hợp với giới hạn tài năng, cũng có thể bạn căng thẳng quá mà làm chưa chuẩn xác, thử cố gắng thêm tí xem sao, thử tìm hiểu xem lý do chỗ nào, và làm lại lần nữa thế nào. Và cũng có thể, công việc bạn đang làm không thật sự phù hợp với bạn nếu bạn đã cố và thật sự mệt mỏi - thử đổi công việc khác xem sao.


9.30 
'Tau có máy tính mà phải sửa đi sửa lại mấy ngày vẫn không xong'.***Bạn của tui ơi, 
- Cái máy tính sửa đi sửa lại mấy lần không xong, ừ thì nghe cũng phiền thật, nhưng cũng có thể do thợ sửa máy chưa giỏi - thử đổi thợ khác xem sao, hoặc máy cũng cũ quá rồi thử đổi máy tính khác xem sao, hoặc không cần máy tính nữa không phải sửa nữa - nghĩ đến máy tính công cộng thử xem sao.

12.30
Trưa đi ăn buffe với bạn, tới món măng luộc thì mình bảo cho mình cục với, bạn bảo "tui không ăn vì ăn vào nhức chân lắm tại tui đau khớp mà''.***Bạn của tui ơi, 
- Người ở quê cũng hay bảo, đau khớp đau lưng đừng ăn măng tre, mình cũng không rõ là do đâu mà dân ta truyền miệng chuyện vầy - mềnh thì đau khớp thì lúc lọt lòng mẹ (cái này cả đại gia đình kiểm chứng), mình cũng ăn măng tre vì nó ngon kakakak mà cũng không sao cả, có lẽ mình ngoại lệ với tiên đoán trên chăng?????

14.00
Xế xế đứa em bảo muốn giảm cân và khoe vừa đi mua cái máy xay xong giờ về không ăn chút tinh bột nào nữa, chỉ ăn toàn rau xay quả xay thôi xem giảm cân được không? Mình bảo bữa giờ có tập được miếng thể dục nào chưa? Bé:  "em bận quá không có chút thời gian nào? mà thiệt là em lười, à em còn ghét nóng nữa".*** Bạn của tui ơi, 
- Giảm cân mà không tập thể dục đừng mơ giảm cân lành mạnh nhé. Lười thì chữa bệnh lười đi, lấy dáng hình xinh xắn mà nỗ lực chăm chỉ tí ti (10 phút nhảy nhót linh tinh trong nhà cũng được), sợ nóng thì mần lúc 5 giờ sáng hoặc 7 giờ tối có lẽ cũng đỡ tí ti, hoặc đi ra hồ bơi mà bơi thì ít nóng hơn tí tẹo, hoặc đăng ký tập chỗ phòng tập có máy lạnh á (dù không tốt cho sức khỏe bằng phòng thoáng khí bình thường nhưng có thể chấp nhận được).

15.00
Vừa gặp anh bạn, câu đầu tiên anh tuôn ra "anh bực ông Thầy anh quá sức luôn, đang đi con đường A đến cả đích rồi (đủ data để submit paper như dự định ban đầu), giờ ổng bảo không đi đường đó nữa, bỏ đi, đổi hướng khác, cả hai căng thẳng không có cách giải quyết nào"***Bạn của tui ơi, 
- Ông giáo nào chả ép học sinh như ép mỡ heo. Trường hợp này anh chia 50% lợi ích cho mình, 50% lợi ích cho sếp thì có thể thỏa thuận được. Bằng cách, thưa sếp, em nhất trí làm theo cách chỉ bảo của sếp mà trước hết em public cái paper này trước, em hứa sẽ hoàn thành paper này trong 2 tuần tới thôi. Có lẽ không fail đâu <3

20.00

Tối tối nói chuyện với đứa học trò (sinh viên năm 2), bạn đó bảo "em cần chiếc xe máy exciter để đi học có tiện đường chở bạn đi cùng, chớ giờ đi chiếc cup cùi cùi muốn chở bạn thì ngại quá". 
***Bạn của tui ơi, 
- Là sinh viên, nhiệm vụ chính là rèn luyện thể chất, rèn luyện tinh thần và tu luyện kỹ năng chuyên môn để vào đời kiếm sống. Xe cup cùi quá không thích đi thì đi xe bus. Muốn chở bạn bằng xe cup mà bạn chê xe cùi thì khỏi chở khỏe re à. Xe có cùi tí lỡ ngã cũng đỡ tiếc hì hì . lỡ mất cũng đỡ buồn kakakakak
22.00

Bạn nhắc lại chuyện facebook. Cách đây vài tháng bạn khoe với mình "bạn không chơi facebook nữa". Mình có hỏi là "sao không chơi facebook nữa thế?" Bạn bảo "chả có gì để khoe với bạn bè nên không có vui". Rồi suốt hai tháng qua, ngày nào bạn đó cũng than vãn, chán nản và rồi bạn ấy dần xa sự kết nối với bạn bè, người thân. 

***Bạn của tui ơi,

- Bạn không chơi facebook nữa vì lý do facebook tốn thời gian của bạn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bỏ đi. Bỏ facebook phải có thứ gì đó thay thế vào khoảng trống bạn từng chơi facebook trước kia ví dụ đá banh, chạy bộ, đọc sách, ra ngoài cùng người thân hoặc học hành hoặc công việc gì đó để làm. Nhưng, bạn không chơi facebook vì bạn tự ti, bạn ghen tỵ và đố kỵ với bạn của bạn, bạn cảm thấy xấu hổ mà bạn không chịu chấp nhận thì những điều tồi tệ sẽ đeo bám bạn mãi không thôi, những mối quan hệ bạn bè thân thiết, người thân sẽ dần dần xa bạn mất thôi. Mà tại sao cuộc sống lại không mới nhỉ, chúng ta luôn sống với giây phút đều mới cả, phút giây bạn đọc dòng này thì là phút giây mới hơn phút trước bạn đọc đề tựa rồi phải không? Mà không có gì khoe với bạn bè thì chả sao, facebook có hàng ti tỉ chức năng chứ không phải chỉ để khoe với bạn bè, mình chọn chức năng kết nối cùng người mình yêu quý, thi thoảng gởi vài câu yêu thương để bạn bè có thêm động lực để sống vui khỏe và mình vẫn vui đây này, còn bạn thì vẫn chán nản như thế :((((

*****MẸ DẠY CON
 Cậu bé 9 tuổi thủ thỉ với mẹ và mình "cô và mẹ biết chuyện này kỳ lạ lắm nha, lớp chuyên A2 trường con có cái bạn kia học dỡ lắm, không làm được bài gì hết mà cũng được học lớp chuyên luôn á".
-Mẹ: thế bạn ấy chơi có dễ thương không con?
Cũng bình thường mẹ ạ.
- Mẹ: thế bạn ấy có ngoan không (như không nói chuyện trong lớp, đi học đúng giờ, làm bài tập, học bài đầy đủ).
Con thấy bạn ấy cũng ngoan.
*
Mẹ có biết không, phụ huynh hứa là tặng thưởng cho tất cả mọi người trong lớp, thế là bạn ấy cũng được phần luôn ấy, con thấy kỳ kỳ?
- Mẹ: cũng cả năm đi học của bạn chứ ít gì con.
************
Các bạn à, ai mà trên đời chẳng phải gặp chuyện không may, mà cũng có sao đâu khi bạn vẫn còn khỏe, vẫn có nơi để về, vẫn có cơm để ăn và vẫn còn đi làm được. Than vãn/ đổ lỗi/ từ chối sự thật mà chuyện không may tự nhiên chấm dứt hay mọi ước muốn tự nhiên ùa về thì nên tiếp tục phát huy. NHƯNG NẾU, bạn liên tục gặp điều không may, THỬ HỎI MÌNH CÓ NÊN THAY ĐỔI hay không?
Hãy bắt đầu từ việc bé nhỏ, hãy CHẤP NHẬN. Chấp nhận sự thật là điều đầu tiên phải nỗ lực thực hiện. Chấp nhận món đồ mới mua đã hỏng và sự thật là nó đã hỏng. Chấp nhận công việc không suôn sẻ và sự thật là công việc không suôn sẻ. Chấp nhận máy tính đã hỏng khi phải sửa chữa nhiều lần và sự thật là máy tính đã hỏng phải sửa lại lần khác. Chấp nhận mình không thích ăn măng dù măng có ngon và sự thật khớp mình vẫn đau khi mình chẳng bao giờ ăn măng cả. Chấp nhận mình muốn giảm cân nhưng lười vận động và sự thật là mình lười vận động. Chấp nhận mình phải làm việc nhiều hơn dự định vì sự đòi hỏi của giáo sư và sự thật là giáo đã phải đòi hỏi như thế nếu mình muốn tiếp tục việc học. Chấp nhận mình chỉ có chiếc xe cup cùi cùi đủ để chạy tới chạy lui từ nhà đến trường và sự thật mình chỉ có chiếc cup đó thôi. Chấp nhận việc không chơi facebook của bạn là vì sự đố kỵ, vì sự ghen tỵ, vì sự tự cao (cho mình là giỏi, là tài hơn bao người khác) chứ không phải vì ý nghĩa tích cực gì cho cam phải không nào và sự thật là thế. 
Một khi đã CHẤP NHẬN được rồi, tinh thần bạn mới mẻ rất nhiều, bạn nhìn mọi thứ đều có đường để rẽ và MẠNH DẠN rẽ thôi!
Và những điều tồi tệ chẳng bao giờ tồn tại mãi mãi bởi vì bản chất của sự tồi tệ là vô thường.
Chúc mọi điều an lành cho những người bạn của tôi!!!!
June, 2019 - Caramen: TVT
Chúc mừng tốt nghiệp các bạn CCU <3

@Mita
@www.mitabio.com
@Youtube: Mita BIO

Đọc tiếp »