BIOINFORMATICS
Saturday, 22 September 2018
[Mini] NGUỒN GỐC ĐỒ ĐẠC DƯ THỪA
Một số người đọc bài viết này có thể ném đá mình tả tơi - hy vọng ai đó không đồng tình đợi đọc những bài tiếp theo để hướng dẫn mọi người cách giải quyết với những bất đồng hôm nay nhé!
1. Nguồn gốc đầu tiên của đồ dư thừa đó chính là 'cân nhắc gởi đi những món quà kỷ niệm". Cú là người điển hình của những món quà kỷ niệm, Cú thích lắm, mỗi món là một câu chuyện, một ý nghĩa. Rồi, một ngày Cú cũng phải đưa lên bàn cân để quyết định "gởi đi" hay "cho vào bộ sưu tập" của mình bởi vì những món quà kỷ niệm, lâu ngày nó không còn làm Cú hạnh phúc hay vui vẻ, Cú gởi đi hết. Gởi như thế nào, gởi ra sao? bài sau Cú sẽ chia sẻ chi tiết.
2. Nguồn gốc thứ 2 đó là những món đồ có mắc tiền nhưng không còn phù hợp với hiện tại. Có thể là những chiếc bàn ủi bằng than mấy chục năm trước, hoặc có thể là chiếc xe máy đầu tiên được sản xuất trên quả đất này ... Hãy cho đi hợp lý bởi chỉ mình bạn giữ lại một chiếc bàn ủi cũ kỹ hay chiếc xe máy cũ kỹ không làm bạn vui mỗi ngày mà món đồ giá trị trở nên thừa thải.
3. Nguồn gốc thứ ba đó chính là "giấu" đồ vào những containers quá kỹ. Nó nằm yên trong nhà kho thậm chí mấy chục năm không có kế hoạch dùng tới. Cú nghĩ như thế này thì thật là phí phạm đồ đạc và chiếm chỗ trong nhà. Hãy gởi nó đi. Ý là khi bạn sắp xếp gọn gàng tươm tất đồ đạc không có nghĩa là bạn có ít đồ đạc. Đây là lý do nghệ thuật sắp xếp Marie Kondo chưa phải là tối giản.
4. Nguồn gốc thứ tư đó chính là không đưa sự ưu tiên món đồ mình cần chứ không phải món đồ mình muốn. Trường hợp này giúp bạn hạn chế tha đồ về nhà, và giúp bạn dễ dàng gởi đi những món bạn không cần nữa.
Tối giản đồ đạc là bước đầu tiên trong hành trình chạm đến sự tối giản trong tâm hồn!
Cú 2018.9.12
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment