Tuesday, 27 November 2018

[How to] TỰ HỌC TIẾNG ANH



Kết thúc khóa huấn luyện sáu tháng rồi, mình muốn đúc kết vài thứ mình đã giúp đỡ các bạn Đài học tiếng Anh, nếu bạn đã có cách học tiếng Anh phù hợp với bạn thì bạn bỏ qua bài đọc này, nếu bạn vẫn loay hoay tìm cách nào đó để cải thiện hãy thử đi. Mình cam kết đền bù tổn thất cho bạn nếu bạn đã đánh mất 6 tháng thực hành nghiêm túc mà trình tiếng Anh của bạn không hề cải thiện.


Trong hành trình học tiếng Anh của mình không phải là minh chứng hoàn toàn cho sự tự học – nhưng sự tự học giúp mình cải thiện ngôn ngữ này. Thời gian gần đây mình nhận nhiệm vụ giúp đỡ một vài người bạn Đài Loan cải thiện tiếng Anh. Các bạn ấy xuất phát điểm cỡ như thế này ‘I have go home yesterday’ - ‘I very very don’t like it’ – ‘I didn’t come tomorrow’ – ‘He don’t know’. Hoặc bạn nói, ‘yes, I went here yesterday’ là các bạn đó không hiểu đâu mà phải nói ‘I go yesterday’. Sửa sai ngay lập tức là các bạn ấy  không vui và sợ giao tiếp –  cho nên để duy trì sự giao tiếp được mình cũng phải sai cùng các bạn ấy – kiểu như chơi với trẻ con mà không giống trẻ con nó đâu có chịu chơi đâu.

Tiến trình kéo dài sáu tháng như thế nào?

Mình đề nghị duy trì thói quen ít nhất ba tháng, nhưng mình hy vọng các bạn muốn cải thiện thật sự hãy duy trì thói quen sáu tháng. Và, trong quá trình huấn luyện này là sáu tháng theo sự cam kết tự nguyện của mọi người trong nhóm. Hơn nữa, tùy xuất phát điểm của bạn, nếu bạn khá hơn thì thời gian có thể ngắn hơn, hoặc bạn yếu hơn thì thời gian có thể dài hơn. Ba tháng là con số tối thiểu để bạn cải thiện một kỹ năng.
  1. Mười lăm phút rèn từ vựng: giáo trình học bằng tiếng Anh, powerpoint bằng tiếng Anh cho nên từ có nhiều nơi mà. Mình bảo, cài một cái app từ điển tiếng Anh – Trung vào điện thoại. Mỗi lần thấy từ nào chưa biết, mở cái app ra tra và thêm từ đó vào danh sách lưu. Mỗi ngày học và ôn lại các từ đó bằng cách chọn một giờ cố định trong ngày, mỗi lần tối thiểu 15 phút. Nói rõ để bạn ấy sắp xếp phù hợp. Cài báo thức điện thoại đúng cái giờ đó, bấm timer 15 phút, mở app ra, mở đúng cái chỗ từ sao lưu đó, nhấn nút cái loa ‘sound’ vô cái từ đó – nghe người ta đọc – rồi đọc lại. Thế thôi. Cứ làm đi, liên tục liên tục không bỏ sót ngày nào ít nhất ba tháng. 
  2. Mười lăm phút nghe mỗi ngày: cứ nghe những gì bạn muốn nghe, hãy giữ thói quen không thay đổi. Mình nói, mình hay nghe Ted Talk hay xem phim. Phim có phần hơi dài nên một tuần hay vài tuần mình mới xem một lần. Ted Talk có vẻ hợp lý cho khoảng thời gian 15 phút nghe mỗi ngày. Cũng giống như 15 phút rèn từ mới mỗi ngày – chọn giờ cố định trong ngày có thể dành cho việc nghe tiếng Anh – cài đặt chuông nhắc – bấm timer 15 phút – mở Ted Talk – nghe. Nghe và chỉ nghe thôi. Cứ làm như vậy liên tục ít nhất ba tháng. 
  3. Mười lăm phút đọc và tập chép: mình gom cái này vô một chỗ. Bạn chọn nội dung muốn đọc, muốn chép – có thể là bài học ở trường, chuyên ngành của bạn – hoặc chủ đề bạn quan tâm – hoặc mở google hay bất kỳ trang web có chức năng tương tự, gõ từ khóa mới học được hôm nay ở mục mười lăm phút rèn từ vựng, chọn bất kỳ bài nào cũng được. Nhóm ba chàng trai thì có bạn rất thích chuyện ông Trump – có bạn thích nấu ăn – bạn còn lại thì thích nghiên cứu ung thư. Tiếp theo là chọn thời gian thích hợp trong ngày, cài đặt chuông nhắc – bấm timer 15 phút – mở bài muốn đọc chép – chép thôi. Ban đầu bạn sẽ chép rất chậm, có thể từng chữ cái một để được một từ hoàn chỉnh – thời gian sẽ giúp bạn viết được một từ rồi một cụm từ theo phách câu khi đọc rồi một câu. Duy trì ít nhất ba tháng!
  4. Kỹ năng nói 'luôn cố gắng nói khi có thể': sai đúng không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng chính là bạn dám nói và hiểu được đối phương đang nói. Nếu không có người thực hành nói với mình thì làm sao? Cứ bật ghi âm lên, nói độc thoại vu vơ nửa Anh nửa Việt. Khi nào rảnh mở ra nghe cho vui, hí hí J.

Khó khăn

Người Đài hơi độc đoán, hơi cố chấp, hơi rập khuôn nguyên tắc nhưng cái phần tuân thủ nguyên tắc hay duy trì thói quen cực kỳ tuyệt vời. Người Việt mình phần này có hơi thua thiệt. Nhưng okay, cuộc sống của bạn là do bạn quyết định – muốn thay đổi hay không là do bạn mà J

  •  Khó khăn lớn nhất có lẽ là chọn giờ cố định trong ngày để thực hành. Tìm lý do để từ chối thì dễ vô cùng – nhưng có được một hoặc vài lý do để duy trì thì luôn luôn khó khăn. Mình hiểu, bản thân mình cũng vậy. Nhưng nếu bạn muốn bạn của ngày mai tốt hơn thì không có cách nào khác phải làm vậy. 
  • Trong quá trình luyện từ không có mấy khó khăn so với các kỹ năng khác, chỉ cần mở app lên nghe âm thanh và lặp lại thôi. Cách này có hơi chán nhưng dễ thực hiện.
  • Trong quá trình luyện nghe người Đài và người Việt đều giống nhau ở chỗ ‘nghe gì cả hiểu, chán quá’. Nghe – hiểu là đích cuối cùng nhưng khi bạn bắt đầu, như đứa trẻ bập bẹ những âm thanh đầu tiên - sao mà hiểu được. Không quan trọng ở giai đoạn này, chỉ cần nghe và nghe thôi. Bạn có thể mở phụ đề để vừa nghe vừa nhìn biết họ đang nói từ gì. Bạn cũng có thể mở một video để nghe đi nghe lại thật nhiều lần, nhiều ngày, nhiều tuần. Rồi một ngày, bạn có thể nghe một lần rồi hiểu luôn. Ngày đó không xa đâu!
  •  Quá trình luyện viết, bạn chán kinh lắm. Ba chàng trai ngày nào cũng than hết. Ngày đầu tiên mỗi bạn viết 15 phút được khoảng 50 từ thôi. Ngày thứ hai được 80 từ. Sau một tuần được 120 từ. Bây giờ là 6 tháng rồi, bạn đó có khả năng viết được 1000 từ đấy. Khi bắt đầu lúc nào cũng khó khăn cả, bạn đâu có biết từ vựng gì đâu, mỗi một từ bạn phải viết từng chữ cái từng chữ cái để hoàn thành một từ. Nhưng ngày qua tháng lại, từ của bạn được tăng lên do bạn viết mỗi ngày, bạn bắt đầu có thể viết một cụm từ rồi một câu.

Sẽ làm gì tiếp theo sau sáu tháng huấn luyện?

Lúc này, kỹ năng nghe-nói-đọc-hiểu-ghi chép của bạn cũng nhanh lên rất nhiều. Bạn có thể tự viết nội dung của mình thay vì tập chép. Sau sáu tháng huấn luyện, mình bảo các bạn báo cáo bài báo hoàn toàn bằng tiếng anh, mình đề nghị các bạn đó ghi âm lại âm thanh của mình, để nghe lại và sửa sai. Tập tành viết bài bằng tiếng Anh đăng trên mạng xã hội. Đừng sợ thiên hạ cười chê – ai cười kệ ai – ai chê kệ ai – việc mình mình làm.

Cá nhân mình

  1. Mười lăm phút tăng vốn từ vựng mình vẫn duy trì cho đến ngày hôm nay. Mình nói như thế cho bạn hiểu rằng việc tăng vốn từ của bạn là việc cả đời, không những tiếng anh mà trong tiếng việt cũng vậy.
  2. Mình vẫn còn tập chép những đoạn văn hay, những bài báo hay. Sau đó, bắt đầu phân tích cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ chính xác. Phân tích đoạn văn, sự phát triển đoạn văn. Phân tích tổng thể bài viết, sự phát triển câu chuyện của bài viết.
  3. Kỹ năng viết của mình còn khá kém, mỗi lần được sư phụ xem qua và chỉnh sửa lại là mình trầm trồ bài của sư phụ liền ngay. Nói vậy cho bạn thấy rằng, đừng lo lắng sau sáu tháng sẽ làm gì tiếp theo. Hãy theo dấu hiệu và bước tiếp đó là lời khuyên của mình.

Bài viết này được viết ra cũng là dành cho các em mình, các em mình cực kỳ sợ tiếng Anh – dỡ tiếng Anh – xấu hổ về tiếng Anh – lúc nào cũng nói học tiếng Anh – mà mình vẫn chưa thấy học thật sự cả. Đặc biệt là dành cho em út nhà mình – hồi năm ngoái em nói – em cực thích máy ảnh cơ để chụp hình phong cảnh – em ấy set một kèo thế này “nếu em có thể giao tiếp với mình bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt thì mình tặng cho em ấy một cái máy ảnh cơ”. Mình đồng ý ngay. Sau đó, em ấy còn nói “Hai mua trước đi chớ lỡ em làm được mà hai không có mua máy ảnh thì sao”. Mình trả lời: “okay”. Sau nửa năm, em ấy nói với mình “khó quá, thôi bỏ đi Hai”. Èo èo vậy đó. Cho nên, bài viết này như món quà dành tặng cho Minh Ý. Hy vọng một ngày không xa em sẽ tự tin hơn giao tiếp bằng tiếng Anh.


***From Mitavn www.mitabio.com ***





Đọc tiếp »

Wednesday, 14 November 2018

[How to] Ngày thứ tư – BỎ TẤT CẢ CÁC QUẦN ÁO RÁCH



Trừ những thời trang rách thì trang phục rách thường là những món đồ khó có thể tiếp tục sử dụng nếu không phải dành thời gian – công sức – ít chi phí tu sửa. Những bước chân nhỏ đến gần với lối sống tối giản, nhân cơ hội này chúng ta vứt tất cả đi nào – xem đây là lý do vứt bớt đồ đạc để giải phóng không gian nào.
Trang phục rách là gì?

Trang phục không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu, thường là rách đường chỉ may, bị rách vùng bề mặt do tác nhân va chạm hay cháy hoặc bị rách do sử dụng quá lâu chất liệu đã mục rữa rạn rách.
Trang phục rách có khắc phục được không?
Có thể được và cũng có thể không tùy mức độ rách. Những vết rách nhỏ có thể sửa được, rách đường chỉ may cũng có thể khâu được, rớt cúc áo cúc quần cũng có thể cải thiện được. Những vết rách lớn nham nhở khó có thể khắc phục, cần tốn nhiều thời gian, chi phí hơn. Những trang phục rách do thời gian, chất liệu rạn rách thì gần như không thể khắc phục – chúng hết hạn sử dụng – chúng thải ra độc tố cho môi trường sống của bạn – bỏ đi đừng tái chế.
Có nên hay không nên sửa lỗi trang phục rách hay thiết kế lại những món đồ khác?
Tùy trường hợp cụ thể. Trong hành trình tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, mình đã tự tay thiết kế lại khá nhiều quần áo. Ngay giây phút thiết kế hoàn chỉnh mình thật sự hạnh phúc, phải nói là rất rất hạnh phúc. Ban đầu mình cũng nghĩ 'ôi, tuyệt vời từ món đồ không dùng được bỗng trở nên đặc biệt'. Nhưng rồi sau này mình nhận ra 'mình đã nhầm, mình chỉ hạnh phúc khi mình hoàn thành cái sản phẩm sáng tạo chứ không hề hạnh phúc khi sử dụng món đồ đó'. Mình đã ghi lại số lần sử dụng và cảm giác của mình mỗi lần sử dụng những món đồ tái chế thế nào? Mình không cảm thấy vui và khá lười sử dụng. Một số lý do là đầm váy thì không đẹp, túi xách bằng chất liệu thun (áo thun) khá mỏng manh, dễ bám bụi – mình dùng một lần là muốn bỏ đi rồi, các đồ dùng khác cũng vậy. Chưa kể là tốn khá nhiều thời gian, nhưng sau này bạn cũng không dùng đủ để trả lại khoảng thời gian bạn đã mất, bạn lại phải bỏ đi. Cá nhân mình đang tìm kiếm cơ hội để loại bỏ bớt đồ đạc nói chung và quần áo nói riêng thì mình không sửa chúng. Và, mình chọn giải pháp say goodbye (bỏ đi) ngay từ đầu.
Câu nói mình nhận được nhiều nhất từ mọi người là “đồ đó có thể sử dụng được, bỏ đi thì phí lắm”. Thật vậy không?
Mình trả lời là không. Bạn đâu phải có duy nhất một cái quần hay duy nhất một cái áo, thậm chí bớt một cái quần hay bớt một cái áo có khi bạn cũng chẳng biết nữa. Bạn thử bỏ đi, bạn sẽ được nhiều lắm chứ không phải phí đâu. Mình kể bạn nghe những điều được nhé. Thứ nhất, bạn được không gian trống, giữ lại chúng chiếm không gian của bạn. Thứ hai, được mặc đồ mới – mình quan sát thấy nhiều bạn có hơn hai mươi cái quần giống nhau về chất liệu, kiểu dáng nhưng cứ để dành không mặc – một trong số bị rách – bỏ đi – sao phải tiếc nhỉ - hạnh phúc vì có cơ hội mặc cái khác cơ mà. Thứ ba, nhiều thời gian rãnh để làm việc quan trọng hơn – bỏ bớt đi một món- bạn không phải tốn thời gian giặt giũ, xếp cất – tái chế càng tốn thời gian thiết kế và ghi nhớ thêm món mới nữa. Thứ tư, giải phóng trí nhớ - bạn cứ tưởng tượng não của bạn cũng giống như CPU vậy – CPU đầy cũng khó mà xử lý tốt được – não cũng vậy, bạn bỏ bớt – càng ít càng bớt nhớ - não thở tốt và xử lý những việc quan trọng hơn.

BẠN – THỰC HÀNH LỐI SỐNG TỐI GIẢN
Bạn – đang chập chững bước vào lối sống tối giản – chắc hẳn bạn có nhiều hoài nghi – có nhiều vướng bận – có nhiều boăn khoăn – và đôi khi bạn bị người khác cho là điên – là khùng. Bởi con người chúng ta thời xa xưa luôn thiếu đồ đạc, thiếu đủ thứ - họ có khuynh hướng gom lấy – tích cốp và giữ lại để dành. Những đặc tính này ‘nâng cấp’ qua nhiều thế hệ, bộ gene của ông cha ta đã được ‘cải biên’ (dạng gene modification – epigenetics) và gởi lại cho bạn (trong khoa học gọi là epigenetic developments). Đó là lý do bạn vẫn còn muốn giữ lấy đồ đạc cho mình.
Bạn – đang từng bước một bước vào lối sống tối giản – mỗi ngày hãy lặp lại câu hỏi “tại sao chọn lối sống tối giản?”. Mỗi ngày câu trả lời của bạn có thể khác đi, có thể không nhất quán nhưng đó là dấu hiệu tốt dẫn bạn đến một ngày bạn tin vào chính con đường bạn chọn hơn.
Bạn – đang bắt đầu cảm thấy rất đơn độc – hãy tìm tôi – tôi luôn ở đây làm bạn với bạn – làm bạn với hành trình của bạn và hành trình của tôi. Bạn hãy yên tâm - bạn không hề cô đơn trên hành trình bạn chọn.

Mita – ghi nhận về thực hành lối sống tối giản
Trên hành trình bước vào lối sống tối giản, tôi của hiện tại – cứ thấy có một lý do để bớt đi đồ đạc là mình vô cùng hạnh phúc. Ngày trước, lúc nào tôi cũng dành một ngày trong tuần để dọn dẹp, nhưng bây giờ hoàn toàn không có cái ngày đó, nhà tôi gọn sạch mỗi ngày. Cái ngày rãnh đó, tôi thả mình vào thế giới – đi du lịch – kết bạn – đọc sách – thả hồn vào mây trời – viết lách. Công việc của tôi – mỗi ngày mỗi thuận lợi – đầu óc thanh thản nhẹ nhàng. Dạo gần đây tôi có nhiều thời gian để nghiên cứu thêm  chế độ dinh dưỡng buổi sáng “MORNING SMOOTHIES”. Nếu, tôi không thay đổi tôi không biết bây giờ tôi sẽ như thế nào nữa bởi tôi của trước kia lúc nào cũng bận và công việc thì vẫn nhiều? Không biết nói gì hơn, tôi yêu cuộc sống hiện tại!

Suy nghĩ về lối sống tối giản

Lối sống tối giản là lối sống không hoàn hảo – có người chỉ cần vài bộ quần áo để mặc có người cần nhiều hơn – nhưng ít hơn không có nghĩa là tối giản hơn. Bản chất của lối sống tối giản là giảm bớt tất cả những thứ có thể giảm bớt để lại những thứ quan trọng. Tập trung vào những thứ quan trọng.

***** From Mitavn ***** Minimalist ******



MỘT SỐ MÓN ĐỒ TÁI CHẾ


Mình đã không ghi lại nhiều, mình nghĩ không cần trao cho bạn ý tưởng tái chế chúng - mà trao cho bạn ý tưởng BỎ CHÚNG ĐI.





Đọc tiếp »

Friday, 2 November 2018

[How to] Ngày thứ ba - CHIA TAY VỚI MÓN ĐỒ CÓ NHIỀU HƠN MỘT THỨ



Tôi không có kéo cắt giấy, bạn kia có một cái, bạn có đến hai ba cái … liệu bạn có hạnh phúc gấp ba lần bạn còn lại và liệu bạn hạnh phúc còn tôi thì không? Chúng ta cứ nghĩ sở hữu đồ đạc sẽ làm chúng ta vui hơn, hạnh phúc hơn – nhưng thật ra điều đó không hề. Đôi khi chúng ta muốn có được nó và chúng ta quên nó nhanh thôi, kiểu chúng ta quen với việc có nó và lúc này có hay không có món đồ đó cũng không thay đổi chút nào cảm giác của chúng ta cả. Tôi không hề có máy tính xách tay cũng một năm rồi, trong khi trước đây, cá nhân tôi sỡ hữu 5 cái máy tính bàn, một cái máy tính xách tay, có cả ipad, iphone. Nhưng hiện tại tôi thấy cũng bình thường. Tôi được mời làm báo cáo viên cho các buổi sinh hoạt khoa học các trường viện, chẳng có máy tính cá nhân không có nghĩa họ không cho tôi báo cáo, tôi cũng chẳng thấy bất tiện gì cả. Ngày có máy tính, đi đâu phải mang theo, đến nơi còn mở ra xem tới xem lui, đôi khi còn chỉnh tới chỉnh lui – kiểu cảm giác không hài lòng. Nhưng bây giờ, tôi xóa bỏ hoàn toàn. Đi đâu nhẹ như mây, file tôi để trong sever – đề phòng sập sever tôi gởi thêm một chỗ trên email/ ggdrive, cũng không cần mang ba lô máy tính – vừa nhẹ vừa khỏi mất trộm nữa chứ. Tôi cũng xóa luôn cái cảm giác lo lắng xem đi xem lại cái bản báo cáo, chỉnh tới chỉnh lui cho tốt hơn. Kiểu suy nghĩ thế chứ xem đi xem lại, chỉnh tới chỉnh lui chỉ làm tăng thêm sự lo lắng chứ không hề tốt hơn. Còn nữa, tôi xong việc ở cơ quan, về nhà chẳng có máy tính nên cũng chẳng cần phải làm thêm việc gì cả (hì hì) “lợi quá trời ấy mà” (he he).

Kéo cắt giấy có đến hai cái, nên cho đi cái nào nhỉ? Đơn giản là cứ cho đi cái “cùn” nhất là được. Chẳng bao giờ bạn dùng cái cùn để cắt giấy trong khi có cái sắc bén hơn đâu, nên đừng do dự. Một điều khác, bạn cũng có hai cái kéo; một để cắt giấy; cái kia cắt đồ ăn. Trường hợp này, xét về kéo thì có một thôi, nhưng hai cái khác nhau về chức năng; nếu bạn không cần cắt giấy thì có thể bỏ cái cắt giấy đi; nếu bạn không cần cắt thức ăn thì bỏ cái kéo cắt thức ăn đi; nếu bạn không cần cả hai thì bỏ cả hai; nếu bạn cần cả hai thì giữ chúng lại – chúng không được xếp vào nhóm món đồ có nhiều hơn một thứ.

Bút đi học đâu cần phải cả hộp, một cây xanh – cây đỏ hoặc cây bút chì – thêm cây dạ quang và nếu quá thích thú thì thêm cây màu đen nữa; thậm chí có một cây thôi thì học cũng tốt mà hoặc sau này chọn một cây có cả ba màu luôn. Ôi, hiện có nhiều quá vứt đi cái nào? Cứ cho cây nào viết nhòe nhoẹt, ít mực hoặc nét xấu hoặc cũ nhất là được.

Nồi niêu chén bát đũa và các đồ đạc khác cũng vậy, cứ tạm biệt những món có nhiều hơn một thứ nhưng có duy nhất một chức năng.

Món nào có nhiều hơn một thứ hãy tạm biệt chúng nào. Đừng có tiếc gì cả. Bạn thử bỏ đi một tuần một tháng nữa bạn cũng chẳng sao đâu. Biết đâu bạn lại hạnh phúc hơn là không bỏ. Tôi nghĩ thế này ‘thà tiếc vì làm sai còn hơn sợ sai mà không thử’.
Hey, ngày thứ ba nào “chỉ cần chia tay với các món đồ có nhiều hơn một thứ” - QUÁ DỄ - QUÁ ĐƠN GIẢN để bước vào lối sống tối giản phải không nào?

#mitavn
#minimaliststyle
#minimalism
#happylife

@By Mitavn Please sign my name if you want to copy and paste. (Vui lòng trích dẫn)


Đọc tiếp »

Thursday, 1 November 2018

[How to] Ngày thứ nhất - HÃY VỨT BỎ NGAY thậm chí là chút rác


(English below please)
Bỏ đi đồ đạc là việc đầu tiên tiến đến lối sống tối giản - BỎ NGAY BÂY GIỜ - CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ KHI NÀO - là khi nào đó chính là ‘vĩnh viễn không bao giờ’.
Chúng ta thường cho phép mình khi nào có thời gian hãy dọn dẹp và vứt bỏ rác - đồ đạc trong nhà - nhưng cái có thời gian đó chính là ‘vĩnh viễn không bao giờ!!
Chúng ta thường cho rằng khi nào rảnh để suy nghĩ nên bỏ đi cái gì - nhưng bỏ đi rồi mới có thể ngồi xuống suy nghĩ. Và, khi đồ đạc được vứt đi bạn lại có nhiều thời gian hơn.
Mỗi ngày đều bỏ đi thứ gì đó ngay khi về nhà là thói quen của tôi. Mỗi ngày mỗi thực hành và trao chuốt kỹ thuật- kỹ năng vứt đồ ngày một tiến bộ! Và, đương nhiên hạn chế tối đa tha đồ đạc về nhà!
Vâng, vứt bỏ ngay là việc chúng ta có thể làm để bắt đầu bước vào lối sống tối giản.
Nào - vứt bỏ vài thứ ngay nào - thậm chí thứ đó là rác!
(English)
DISCARD SOMETHING RIGHT NOW
Discard something around you is the first step towards a minimalist style- DISCARD RIGHT NOW - NOT TOMORROW - tomorrow means forever and never throw out anything!
You often say when you have time to clean up and dispose of some things such as garbage or something around you in your home and even in your office - but that time is tomorrow and tomorrow forever!
You also think if you are free and calm in your mind you are going to dispose of something- HOWEVER after discarding something you are really free and calm.
I practice the skill of discarding something everyday - leaving some things around me is my habit. And, the skill is improving day by day!
Come on - throw out some things even garbages! Hope you soon to be a minimalist!
#minimalism
#minimalist
#healthylife
#mitavn
Đọc tiếp »

[How to] Ngày thứ hai - TẠM BIỆT VỚI ANH CHAI LỌ NÀO


Ngày đầu tiên đã nói lời tạm biệt với rác, tiếp theo hôm nay hãy chia tay anh chai lọ 🧂nào.
Mình – kẻ đã từng lượm 🧂ve chai về nhà – để đầy tủ. Thời gian duy trì cũng mười mấy hai mươi năm 2️⃣0️⃣đấy, mình đi đâu thấy người bày bán chai lọ cũng đều ngừng lại – vo ve – ngắm nghía và sau đó tha về. Mình đã từng cảm thấy rất vui khi thấy chai lọ hình dáng mới lạ, chất liệu mới lạ (🆕mới lạ theo nghĩa mình chưa từng thấy trước đó). Và cái cảm thấy rất vui đấy mình lại tha về. Cái thích cũng ngộ ngộ cho nên nhiều bạn bè cũng đi lượm thêm về cho mình. Trong kho tàng chai lọ đủ kích cỡ, đủ chất liệu, đủ hình dáng thì mình nhớ có hai món, còn lại không hề nhớ về câu chuyện của chúng. Thời điểm mình đắn đo để vứt bỏ cái mớ mình lượm về mấy chục năm – mình nghĩ liệu mình có yêu chúng hay chỉ muốn thêm để chứng tỏ điều gì đó với bản thân chăng? – liệu mình có muốn lập bảo tàng chai lọ không?
Mình đã tìm thấy câu trả lời rằng
💯mình chỉ lượm chúng về chỉ để chứng tỏ mình có khả năng mang chúng thành sở hữu cá nhân chứ không thật sự yêu chúng, bởi vì mình chỉ nhớ có 2 món trong số hàng đống hàng đống không thể đếm hết bao nhiêu. Chúng ngày càng nhiều nhưng niềm vui của mình không được nhân lên theo số lượng của chúng, đôi khi mình cảm thấy bực mình vì không có chỗ để sắp xếp, chúng bụi phải lau chùi nữa. Mình cũng chẳng thấy vui khi nhìn nó nữa chứ - ngoài hai cái món mình thích. Lúc đó mình hiểu rằng ‘mình – chỉ - thích – cái – cảm – giác – ngay – lúc – nhìn – thấy – chúng – đầu – tiên thôi. Vậy thì giải pháp sẽ là nhìn và nhìn thôi – nhìn ngán rồi về - đâu nhất thiết phải mua. Hoặc thuê thôi – thuê về nhìn đã đời rồi trả.
💯hơn nữa, mình cũng không có ý định lập bảo tàng gì cả.
Và, cuối cùng mình đã cho chúng đi ra khỏi nhà – người bạn tốn tiền tha về, tốn tiền chăm sóc, và tốn thời gian – không gian nữa. Chúng đã ra đi và giữ lại 2 món mình thích và hữu dụng.
Đấy, cuối cùng mình đã không hề khoan nhượng cho các bạn ấy sống cùng mình mà không hề đóng góp còn rút bớt sinh lực của mình.
Hey – đưa mắt nhìn quanh phòng nào, hẳn là bao nhiêu là chai lọ nào nhựa – nào thủy tinh đang nằm đâu đó. Nhanh đuổi chúng ra khỏi nào? Thật dễ mà phải không? Thật dễ dàng để bước vào lối sống tối giản.
🔆P/s: Trong lúc viết cái bài này bằng tiếng Việt – thì chị thư ký phòng đến hỏi đang gõ gì thế - mình kể câu chuyện đang gõ – và chúng mình lại đã nhất mông để đuổi được đống chai lọ trong phòng Lab chúng mình nè!
Đọc tiếp »

[Mini] BẠN CÙNG PHÒNG ĐẾN TIỀN NHÀ CŨNG KHÔNG GÓP


Đó chính là bạn "ĐỒ ĐẠC".
Bạn -đồ-đạc - nằm trong nhà chúng ta tốn quá nhiều không gian, cả thời gian chăm sóc bụi bẩn và có thể hút bớt đi phần năng lượng tốt lành của bạn. Diện tích chúng ta nằm chiếm lớn hơn đi và ngồi, khi nằm chỉ tốn tối đa có 1 mét vuông cho chiều cao 2 m và chiều rộng 0.5 m. Mà bạn biết đấy có người nào cao đến 2 m và to đến 0.5m bề ngang đâu chứ? Chúng ta lại tư biết tắm rửa sạch sẽ cho mình còn bạn đồ đạc đấy hoàn toàn không. Đấy - nếu cho thêm một hoặc vài người bạn cùng ở thì cũng chẳng tốn mấy diện tích và lại có ngươi chia sẻ thêm tiền phòng. Còn người bạn đồ đạc thi chẳng bao giờ chia sẻ cho bạn chút tiền phòng - thậm chí tốn thêm tiền để bạn bảo dưỡng - lau bụi - dọn dẹp và sắp xếp nữa. Vậy tại sao chúng ta lại cứ ôm giữ người bạn đáng ghét đấy?
Chúng ta thích được sống trong ngôi nhà to rộng, thoải mái - nhưng thật ra - sự to rộng thoải mái đó là cho bạn đồ đạc chứ không chỉ cho riêng chúng ta.
Chúng ta thích nhà cửa gọn gàng sạch sẽ ngăn nóc - nhưng chúng ta lại rước bạn cùng phòng - đồ đạc - người bạn ấy chẳng biết làm việc nhà, lau chùi dọn dẹp và sắp xếp. Hãy cho bạn ấy ra khỏi nhà thôi, không thể nhân nhượng 



Đọc tiếp »