Friday, 8 February 2019

[Sách] CON ĐƯỜNG HỒI GIÁO

Một cuốn sách viết về Trung Đông và Hồi Giáo (!) diễn biến lịch sử - văn hoá - chính trị phức tạp. Sự mâu thuận xuất hiện từ trước khi Hồi Giáo hình thành, bùng cháy hoặc âm ỉ qua nhiều thăng trầm lịch sử và đột ngột dữ dội từ sau sự kiện Tháp Đôi bị khủng bố Al-Qaeda tấn công năm 2001. 
Lăn lê theo bước chân chị Phương Mai trên Con Đường Hồi Giáo bắt đầu từ Saudi - một Trung Đông cấm cung. Khi đọc chương này mình thật sự ngưỡng mộ cái tính liều của chị! Saudi- nơi trái tim tôn giáo bị đánh cắp. Một Mecca thuộc Saudi ngày nay - nơi con đường Hồi giáo bắt đầu. Một Mecca thế kỷ 21 hỗn độn đến khó tả. Nơi ông tổ Hồi Giáo Muhammad và dòng họ của Muhammad bị san lấp. Saudi cũng là nơi vị trí xã hội của phụ nữ ở mức be bét thế giới (130/134). Đúng như đề tựa chương sách, tác giả vô cùng khổ sở hơn năm ròng xin visa vào Saudi nhưng đành bó tay. Cuối cùng chị quyết định nối chuyến bay qua Jeddah (Saudi) xem như chạm chân vào đất thánh. 
Đất nước thứ hai chị đến là Dubai - đất nước du lịch gắn liền với sex. Dubai đêm nào cũng rùng rùng chuyển động với vô số quán nhạc và câu lạc bộ đồng tính, với những cô gái điếm hạng sang bước chân vào vũ trường và cả những sẽ bán hoa bình dân lấp đố đâu đó khuất nẻo dưới đường phố tối bưng. Dubai cũng bối rối dưới một danh tính quốc gia - tác giả viết rằng thực tại Dubai đang bám vào Hồi Giáo như một phương tiện để xác nhận và tạo lập danh tính văn hoá bản địa của chính mình. Nhưng lại là một Hồi giáo ‘xấu xí’ không được trọng vọng. 
Rồi một đất nước Oman cổ tích không lời kết.
Một Yemen bước qua những đêm dài của chế độ độc tài, đêm dài của chiến tranh liên miên, đêm dài của khăn đen trùm đầu, đêm dài của cuộc sống hai mặt nơm nớp lo toan. Đất nước đêm dài ngơ ngác không biết làm gì với ánh sáng tự do.
Còn Li Băng đắt đỏ, không có sa mạc nóng bỏng mà có núi cao, không có nắng chói chan mà có tuyết phủ trắng đầu. Người Li Băng né tránh cả quá khứ lẫn tương lai. Với họ, hiện tại là thời kỳ vàng son.
Syria thì sao? Một đất nước máu đổ trong mê cung. Cùng bước chân chị đến Jordan với những tội lỗi và tai tiếng ở vùng Biển Chết. Rồi đến Mê cung niềm tin Palestine, con nhân sư ngàn năm không ngủ Ai Cập. Rồi Lybia, Tunisia, Ma Rốc và đoạn cuối hành trình là Tây Ban Nha. 
Theo dấu chân chị đang xen những hành trình lịch sử văn hoá là góc nhìn về phụ nữ Trung Đông, là tình dục, là hủ tục nhân danh Đức tin về Thượng Đế. Cuốn sách hấp dẫn tôi vào những thứ mà con người trải qua ngàn năm cũng không chịu văn minh. 
Tuy nhiên, dọc cuốn sách cũng còn vài thứ chưa thật sự hài lòng giữa đề tựa và câu chuyện được viết- tôi cảm thấy sự thiếu gắn kết. Tác giả viết theo chiều dài thời gian đi, chị đến điểm A chị thấy xyz diễn ra ở A chị ghi nhận lại dưới lăng kính của chị, rồi đến điểm B, điểm C. Mặc dù, lăng kính có mục đích có sự tập trung hẳn hoi. Nhưng sự liên kết ABC ... với nhau thì tôi chưa đọc thấy. Hy vọng ở lần tái bản sau, cuốn sách trở nên hoàn thiện hơn. 

Hi, với cá nhân tôi đây là một cuốn sách hay, lôi cuốn và đánh đọc. Cuốn sách giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn về cuộc sống. Mở rộng thêm sự hiểu biết về văn hoá, tôn giáo và đặc biệt có thể lý giải tại sao con người ở đó có niềm tin mãnh liệt đến vậy. Tôi hiểu hơn về nền văn hoá tôn giáo độc thần và đa thần ảnh hưởng vô cùng to lớn đến tầm nhận thức, niềm tin của con người nơi họ xuất thân. Tôi cảm thấy mình may mắn được sinh ra trong đất nước đa thần giáo, nơi trở thành một triết lý sống hơn là một tôn giáo. Thêm một điều nữa, tôi đồng cảm với chị có lẽ Thượng Đế là có thật! 


Cảm ơn chị đã viết một cuốn sách hay và cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Cú Mita! 

No comments:

Post a Comment