Saturday, 22 September 2018

CƠM GẠO LỨT

TỔNG QUAN:

Gạo là nguồn cung cấp carbohydrate lớn cho cơ thể. Những công bố khoa học gần đây, một con số thống kê tương đương là cứ 100gr gạo trắng chứa khoảng 6,3gr protein, lượng chất chống oxi hoá -vitamin nhóm B- chất béo- chất xơ hầu như bị loại bỏ; trong khi đó, 100gr gạo lứt chứa 7,2gr protein và lượng lớn Magie, thiamin, sắt và kẽm- hơn 3,2gr chất xơ và đặc biệt là chỉ số đường huyết ở mức trung bình (tin tốt cho bệnh nhân tiểu đường và rụng tóc).
Để đưa ra lựa chọn thì tôi chọn gạo lứt vì gạo lứt chứa chất xơ cao giúp tôi no lâu và tốt cho đường ruột, hơn nữa tôi muốn cải thiện sức khỏe tổng thể của mình.
Tuy nhiên, một số đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (có nhu cầu acid folic)-bệnh thận (hạn chế kali và photpho)-bệnh đường ruột (cần nạp ít lượng chất xơ) thì nên chọn gạo trắng hơn là gạo lứt.
Tuy nhiên, ăn gạo lứt rất khó bởi chúng cứng (cần chế biến cầu kỳ) và không thấy ngon. Tôi chế biến chúng kết hợp với một số lương thực khác như nếp, gạo trắng hoặc các loại đậu. Dưới đây là một số gợi ý.

CÔNG THỨC CHẾ BIẾN:

  • Công thức 1
    • Gạo lứt: 50gr
    • Gạo trắng: 50gr
    • Nếp cẩm: 15 gr
    • Nếp trắng: 15gr
    • Đậu xanh: 15gr (có thể thay thế đậu xanh bằng các loại đậu khác mà bạn có)
  • Công thức 2:
    • Gạo lứt: 50gr
    • Gạo trắng: 50gr
    • Nếp cẩm: 15gr
    • Nếp trắng: 15gr
  • Công thức 3:
    • Gạo lứt: 50gr
    • Gạo trắng: 50gr
    • Nếp cẩm: 30gr
  • Công thức 4:
    • Gạo lứt: 50gr
    • Gạo trắng: 50gr
    • Nếp trắng: 20gr
  • Công thức 5:
    • Gạo lứt: 50gr
    • Gạo trắng: 50gr
  • Công thức 6:
    • Gạo lứt: 100gr
CHẾ BIẾN:

Cách 1:
Ngâm gạo lứt, đậu qua đêm trong tủ mát. Bởi vì gạo lứt giàu dinh dưỡng dễ bị lên men ở nhiệt độ phòng, nên cần ngâm gạo qua đêm trong tủ mát. Sáng hôm sau, vo gạo sạch. Thêm các thành phần muốn chế biến thành cơm gạo lứt theo ý muốn và nấu cơm như bình thường. Mình sử dụng nồi cơm điện có chức năng dùng cho nấu gạo nâu (brown rice), chức năng này nồi làm ấm chậm và chín chậm. Mỗi lần nấu tốn khoảng 60 phút. Thời gian đủ để lớp màng gạo lứt trương nở và chuyển thành cenllulose để tiêu hóa.

Cách 2: 
Rửa sạch gạo. Cho nhiều nước hơn nấu cơm bình thường, đặt cơm vào nồi cơm điện, bật chế độ  nấu cơm bình thường, khi cơm vừa sôi (nhìn thấy khói bay ra từ nồi cơm) thì tắt điện. Để yên trong 1 giờ hoặc có thể lâu hơn (một đến vài giờ), sau đó bật lại chế độ nấu bình thường. Cách này rất nhanh và cơm sẽ rất mềm.

Chú ý: ban đầu bạn thử mua một ít gạo lứt về dùng thử để xem có hợp không trước khi mua nhiều. Mình thử loại đầu tiên là hạt tròn thì ăn hơi cứng khi cơm nguội và không được ngon, sau đó mình đổi sang loại hạt dẹp, cơm mềm, ngon, béo và mềm khi cơm nguội cả ngày luôn.

Chúc bạn có lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của mình!

https://cookpad.com/vn/cong-thuc/5858759-c%C6%A1m-g%E1%BA%A1o-l%E1%BB%A9t?via=following_feed

@Mita (vui lòng copy -paste có dẫn nguồn. Cảm ơn)

1 comment:

  1. Nếu bạn bị táo bón hoặc thấy mình thiếu kiểm soát về việc đại tiện, thử sử dụng cơm gạo lứt vài ngày sẽ thấy sự cải thiện. Cảm ơn.

    ReplyDelete