Friday, 22 March 2019

ĐU ĐỦ - LỢI ÍCH TỪ QUẢ ĐU ĐỦ


Đu đủ được trồng nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới, đu đủ chín có vị ngọt được con người sử dụng như một loại trái cây. Ở Việt Nam bạn có thể nhìn thấy loại quả này quanh năm, giá bày bán cũng khá rẻ. Quả đu đủ có thể ăn cả vỏ, hạt và thịt quả. Tuy nhiên, hạt đu đủ có vị đắng, khó ăn chúng ta thường loại bỏ. Vỏ đu đủ không ngon và chứa nhiều tạp chất nên cũng được loại bỏ trước khi ăn.
Hình của bạn

Thành phần dinh dưỡng chính trong đu đủ (152 grams đu đủ chín) chứa:
         Calo: 59
Carbohydrates: 15 gr
Chất xơ: 3 gr
Protein: 1 gr
Vitamin C: 157% của RDI
Vitamin A: 33% của RDI
Folate (vitamin B9): 14% của RDI
Kali: 11% của RDI
Ngoài ra, còn có can-xi, magie, vitamin B1, B3, B5, E và K, chất chống oxi hóa (carotenoids/ lycopen), pantothenic acid, lutein, zeaxanthin [1].
*RDI (Recommended Daily Intake):  Lượng khuyến cáo sử dụng hàng ngày
NHỮNG LỢI ÍCH CHÍNH VÀ QUAN TRỌNG TỪ QUẢ ĐU ĐỦ 

1)     Làm chậm việc thoái hóa điểm vàng do tuổi
Gale và c.s. (2003) tuyên bố rằng zeaxanthin là một chất chống oxi hóa được tìm thấy trong đu đủ chín, giúp chống lại sự nguy hại của ánh sáng xanh. Thành phần này có vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe mắt và làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng của mắt [2].
 
2)     Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Beta-caroten đóng góp vào sự làm chậm quá trình phát triển của asthma (bệnh hen suyễn) [3]. Beta-caroten chứa nhiều trong loại quả cây có màu sẫm như đủ đủ, bí đỏ (bí ngô, bí rợ), cà rốt, bông cải xanh.

3)     Ung thư
Một số nghiên cứu công bố trên tờ Cancer Epidemiology and Prevention Biomarkers, những người đàn ông trẻ nạp vào cơ thể một lượng lớn beta-carotene đã giúp họ chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
4)     Chắc xương
Vitamin K được tìm thấy rất cao trong đu đủ chín, vitamin K giúp việc cải thiện sự hấp thụ can-xi và có thể làm giảm bài tiết can-xi qua nước tiểu. Bằng cách này, lượng can-xi tồn trong cơ thể giúp cho việc củng cố và tái tạo xương.
5)     Kiểm soát tiểu đường
Nạp đu đủ thường xuyên giúp bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát được bệnh. Bởi vì, ở người bệnh tiểu đường type 1 ăn chế độ nhiều chất xơ có mức đường huyết thấp hơn, người bệnh tiểu đường type 2 có thể đã cải thiện lượng đường trong máu, lipid và nồng độ insulin.

6)     Cải thiện hệ tiêu hóa
Enzyme papain là enzyme làm mềm thịt, chứa nhiều trong đu đủ nên bạn tiêu thụ đu đủ sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, lượng chất xơ và nước trong đu đủ lớn giúp bạn ngăn ngừa bệnh táo bón. Nhờ vậy, bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
7)     Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Kali và nhiều vitamin trong đu đủ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
8)     Chống viêm
Choline có trong đu đủ chính là một chất dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng ngủ ngon, giảm mỏi cơ, cải thiện trí nhớ. Choline còn giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ truyền các xung thần kinh, hỗ trợ quá trình hấp thụ chất béo và giảm viêm mãn tính.
9)     Làm lành vết thương
Papain và Chymopapain là hai enzyme có tác dụng làm lành vết thương, là thành phần trong thuốc mỡ bị bỏng, loét. Do đó, đu đủ nghiền đắp lên vết thương, vết bỏng sẽ thúc đẩy quá trình làm lành nhanh hơn.
10) Da và tóc
Đu đủ chính giàu vitamin đặc biệt là vitamin A, C giúp giữ ẩm cho da và tóc.
11) Khác
Ngoài ra, vì đu đủ chín còn giúp bạn giảm stress, cải thiện trí não, tăng vòng một (dành cho bé gái và bạn nữ), giảm cơn đau thắt khi tới kỳ kinh nguyệt. 

CÁCH SỬ DỤNG
1) Bỏ vỏ, hạt và ăn trực tiếp vào bữa ăn sáng hoặc trưa chiều sẽ phát huy tối đa tác dụng.
2) Làm salad với các loại hoa quả khác.
3) Smoothie
4) Làm Salsa: trộn lẫn vừa hoa quả trái cây, vừa các loại hạt và sữa.
LƯU Ý
1) Một số người dị ứng với latex cũng có thể bị dị ứng với đu đủ vì trong đu đủ có chứa enzyme chitanase. Loại enzyme này gây ra phản ứng chéo giữa latex với thực phẩm.
2) Một số người không thích mùi đu đủ, một mẹo có thể giúp bạn đó là vắt lát chanh vào sản phẩm với đu đủ chín.
Chuyện cá nhân
 Cá nhân mình thì mỗi tuần nạp vào cơ thể hai khẩu phần đu đủ vào buổi sáng. Mình kết hợp với sữa chua hoặc hoa quả khác dễ tìm thấy nhất để thành món smoothies, thi thoảng mình cũng dùng salsa đu đủ với sữa chua và các loại hạt. Bạn có thể theo dõi kênh dưới đây để tìm thấy món smoothie kết hợp với đu đủ nhé!
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Link các món smoothies kết hợp của Mita: https://bitly.vn/14e3

Tài liệu tham khảo 
 1.            Wall, M.M., Ascorbic acid, vitamin A, and mineral composition of banana (Musa sp.) and papaya (Carica papaya) cultivars grown in Hawaii. Journal of Food Composition and Analysis, 2006. 19(5): p. 434-445.2.            Gale, C.R., et al., Lutein and Zeaxanthin Status and Risk of Age-Related Macular Degeneration. Investigative Ophthalmology & Visual Science, 2003. 44(6): p. 2461-2465.3.            Kalayci, O., et al., Serum levels of antioxidant vitamins (alpha tocopherol, beta carotene, and ascorbic acid) in children with bronchial asthma. The Turkish journal of pediatrics, 2000. 42(1): p. 17-21. 
-----@Cú Mita--- vui lòng copy & paste đính kèm nguồn @Cú Mita --- thanks ---

No comments:

Post a Comment