DOES TIME OF DAY AFFECT THE BODY'S RESPONSE TO EXERCISE?
New research confirms that the circadian clock is an important factor in how the body responds to physical exertion. Based on this work alone, it's too early to say when the best time is for you to go for a jog. But at least in the lab, exercise in the evening seems to be more productive, although human lifestyles are much complicated.
--
Hai bài báo được đăng ngày 18 tháng 4 trên Cell Metabolism xác nhận rằng đồng hồ sinh học là yếu tố quan trọng trong cách cơ thể phản ứng với sự nỗ lực thể chất. Kết quả nghiên cứu chưa đủ để đưa ra kết luận là thời gian nào trong ngày là tốt nhất để tập thể dục nhưng kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng tập thể dục buổi tối có hiệu quả hơn khoảng thời gian khác trong ngày.
Gad Asher thuộc Khoa Khoa học Sinh Học Phân tử Viện Khoa học Weizmann (chuyên gia đầu ngành lĩnh vực này) cho hay hầu hết sự trao đổi chất và khía cạnh sinh lý đều liên quan đến đồng hồ sinh học ở người và cả những sinh vật nhạy cảm với ánh sáng. Những nghiên cứu trước đây từ phòng thí nghiệm công bố rằng ít nhất 50% quá trình trao đổi chất của chúng ta là sinh học và ít nhất 50% các chất chuyển hóa trong cơ thể của chúng ta dao động dựa trên chu kỳ sinh học. Có nghĩa là, tập thể dục cũng là một trong những điều ảnh hưởng đến quá trình này.
Thử nghiệm trên chuột (cho chuột tập thể dục buổi tối) cho thấy, ZMP (5-aminoimidazole-4-carboxamide ribonucleotide) được biết là chất kích hoạt con đường trao đổi chất có liên quan đến quá trình glycolysis (góp phần chuyển hóa đường và sản xuất năng lượng) và oxy hóa acid béo (đốt cháy chất béo) thông qua kích hoạt AMPK, một chất điều hòa chuyển hóa tế bào (master cells metabolism regulator). ZMP cũng là chất nội sinh của AICAR (aminoimidazole carboxamide riboside) một hợp chất doping mà các vận động viên sử dụng.
Kết quả trên người cũng tương tự, mức tiêu thụ oxy ở người tập thể dục buổi tối thấp hơn buổi sáng. Điều này cho thấy tập thể dục buổi tối tốt hơn buổi sáng.
Thử nghiệm trên chuột (cho chuột tập thể dục buổi tối) cho thấy, ZMP (5-aminoimidazole-4-carboxamide ribonucleotide) được biết là chất kích hoạt con đường trao đổi chất có liên quan đến quá trình glycolysis (góp phần chuyển hóa đường và sản xuất năng lượng) và oxy hóa acid béo (đốt cháy chất béo) thông qua kích hoạt AMPK, một chất điều hòa chuyển hóa tế bào (master cells metabolism regulator). ZMP cũng là chất nội sinh của AICAR (aminoimidazole carboxamide riboside) một hợp chất doping mà các vận động viên sử dụng.
Kết quả trên người cũng tương tự, mức tiêu thụ oxy ở người tập thể dục buổi tối thấp hơn buổi sáng. Điều này cho thấy tập thể dục buổi tối tốt hơn buổi sáng.
Mặc dù được biết rằng đồng hồ sinh học của con người được bảo tồn qua các thời kỳ tiến hóa, và việc giải thích điều này không đơn giản như vậy. Một lý do lớn nhất chính là con người có nhiều biến thể về thời gian hơn các sinh vật khác "BẠN CÓ THỂ LÀ NGƯỜI BUỔI SÁNG HOẶC BẠN CÓ THỂ LÀ NGƯỜI BAN ĐÊM, tất cả những điều này cần phải được đề cập" theo Sassone-Corsi.
----theo Cell Press---
Cá nhân Mita thì, sáng tập yoya cho cơ khớp bớt căng, cho đầu óc thư thái để bắt đầu một ngày dài cho công việc. Trước đây, chiều tối chỉ tập cái gì đó có thể đổ mồ hôi ra là được. Còn gần đây, có một mission mới nên Mita chạy bộ + đi bộ tầm 10 km với leo cầu thang tầm 1000 bậc tầm 6-8 giờ tối. Vừa cảm thấy refresh cái não, với cái thân cả ngày vất vã thế thôi.
No comments:
Post a Comment