Sunday, 7 July 2019

HỎI & ĐÁP VỀ K GIÁP


 Mita gom lại đây để cả nhà cùng tham khảo luôn nhé cả nhà!

Câu hỏi 1.


Chào chị, cả hai bác sĩ dặn dò chị đều ổn cả.
1)      Đậu nành không lên men và giá đỗ chứa nhiều chất goitrogens ảnh hưởng hến khả năng hấp thụ i-ốt, nhưng giá đỗ nấu chín thì goitrogens biến mất. Vì vậy bạn có thể ăn giá đỗ nhưng phải nấu chín nhé.
2)      Đồ biển chứa nhiều i-ốt, bạn nạp vào quá nhiều có thể gây rối loạn hấp thụ i-ốt. Vì thế, bạn cân nhắc ăn cho hợp lý nhé! Thân! Bạn có thể xem bài viết Mita viết về Dinh dưỡng cần thiết và cần tránh dành cho bệnh K giáp bạn sẽ hiểu rõ hơn. Chúc bạn khỏe!

Câu hỏi 2.


Chào chị,1)      Sữa ensure uống được chị nhé!
2)      Thịt đỏ, rau họ cải, sữa đậu nành. Chị xem bài viết chi tiết em phân tích Dinh dưỡng bệnh K giáp nhé!
 

Câu hỏi 3.



Chào chị,
Bổ sung canxi mà thiếu magie thì cơ thể không hấp thụ hết canxi chị ạ. Ngoài bổ sung bằng thuốc, chị cân nhắc thêm việc bổ sung bằng canxi tự nhiên từ thực phẩm.
  

Câu hỏi 4.


Chào chị, chị cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng giàu vitamin như hoa quả giàu vitamin C, sữa chua… và nếu cần thiết bổ sung vitamin tổng hợp và chất khoáng có chứa Vitamin B12 và folate. Cơ thể chị cần hai loại vitamin B12 và folate để tổng hợp bạch cầu (WBCs). Chúc chị khỏe mạnh!  

Câu hỏi 5.


Chào chị, uống được chị nhé! Hiện nay chưa có công bố nào collagen ảnh hưởng đến K giáp.
 

Câu hỏi 6.


Chào chị, bác sĩ điều trị của chị không đề nghị uống thì chị không cần phải uống, đường lo lắng nhé! Nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có phác đồ gia giảm phù hợp.  Và cũng nhớ duy trì chế độ ăn uống lối sống lành mạnh để tuyến giáp hoạt động tốt chị nhé! Chúc chị luôn khỏe mạnh!
 

Câu hỏi 7.


Chào Hà Trang Nguyễn, câu hỏi của bạn được mình phân tích rõ trong Bài dinh dưỡng nên/ không nên cho K giáp, bạn tìm đọc xem nhé. Còn về sữa thì bạn uống được và cũng có vài chú ý (mình có ghi rõ trong bài viết).  

Câu hỏi 8.


Chào chị Nga Nguyễn, B12 12ug/ ngày là hơi nhiều chị ạ. Tầm 4-6 ug/ ngày là ổn rồi ạ.

Câu hỏi 9.



Chào chị, hiện nay phương pháp mổ cắt bỏ, nạo sạch là phương pháp được cần thiết thực hiện trong giai đoạn đầu tiên cho bệnh nhân K giáp chị nhé! Chị yên tâm!  

Câu hỏi 10.


Chào chị, chị có thể ăn cá biển mỗi ngày có kiểm soát vì chị cắt toàn bộ tuyến giáp. Chị có thể ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi để loại bớt một phần độc tố thừa, hạn chế nêm nếm gia vị, nên ăn đa dạng cá.

Câu hỏi 11.


Chào chị, một số loại hạt như hạt kê, hạt đậu phộng, hạt lúa mạch chưa loại bỏ gluten phải kiêng chị nhé. Hạt vừng, mộc nhỉ ăn được.
 

Câu hỏi 12.


Chào bạn Nguyễn Thảo, bác sĩ điều trị của bạn dưa vào kết quả phẫu thuật, mức độ phát triển của bệnh sẽ quyết định việc uống hay không uống phóng xạ i-ốt.

Câu hỏi 13.


Chào bạn An Nhiên, tam thấp mật ong nghệ đều tốt cả. Bạn không nên uống mật ong chứa đường. Uống buổi sáng có thể giữa bữa ăn sáng với trưa cũng được (vì sáng sớm bạn đã uống hooc-môn rồi phải không?) Bạn không cần thêm bất kỳ chút muối nào vào thức ăn sẽ tốt cho sức khỏe bạn và gia đình bạn.

Câu hỏi 14.


Chào bạn Lam Nguyễn, bạn không phải lo lắng gì nếu các chỉ số đã nằm trong giới hạn an toàn hoặc sự chênh lệch cao/ thấp một chút. Tuy nhiên, cần phải khám sức khỏe định kỳ để biết tình hình của bạn thay đổi như thế nào? K có trở lại hay không?
 

Câu 15.


Chào chị Nguyệt Dương,
T (primary Tumor) có nghĩa là khối u. Về mặt phân loại kích thước khối u có 4 phân loại T1, T2, T3, T4. T1 là nhỏ nhất, T4 là lớn nhất.
N (nodes) có nghĩa là hạch. N0 có nghĩa là ung thư chưa di căn tới hạch nào.
M (Metastasis) mô tả khoảng cách di căn của tế bào ung thư. M0 có nghĩa là không tìm thấy sự di căn.
====
Bạn có thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!
Nhớ đón đọc các bài về K giáp:
1) Hỏi và đáp về K giáp
2) Dinh dưỡng cần trách cho K giáp
3) Dinh dưỡng cần thiết cho K giáp
4) K giáp - triệu chứng - tiên lượng

 

No comments:

Post a Comment