Tại sao tôi luôn gặp may mắn còn người khác thì không? Sự khác biệt giữa may mắn tình cờ và may mắn thật sự là thế nào?
(Kaoshiung 10.2018)
Cuốn sách BÍ MẬT CỦA MAY MẮN
Bí mật 1: Hãy tạo ra những may mắn
cho mình
Sự
may mắn tình cờ: thừa hưởng gia tài, trúng vé số, điềm may trên trời rơi xuống ….
Loại may mắn tình cờ này có hiện hữu nhưng không tồn tại được lâu. Bạn có thể
quan sát, ngẫm nghĩ sẽ hiểu rõ điều này.
Sự
may mắn thật sự là may mắn bạn tự tạo ra, loại may mắn này rất bền vững.
Bí mật 2: Biết theo đuổi may mắn
Ai
cũng mong muốn có được may mắn nhưng chỉ có số ít người quyết tâm đeo đuổi nó
không một giây lãng phí. Việc của bạn cần làm là chỉ cần tin may mắn sẽ đến, bằng
lòng với hiện tại và nỗ lực đeo đuổi mà thôi.
Bí mật 3: Dám thay đổi để tạo điều kiện
tốt hơn
Nếu
bây giờ bạn không may mắn thì rất có thể là bạn đang duy trì những điều kiện,
môi trường cũ sẵn có. Để có được may mắn, bạn không nên chần chừ, phải cải tạo,
phải tạo ra những điều kiện môi trường tốt hơn.
Bí mật 4: Biết chia sẻ và giúp đỡ người
khác
Hành
trình tìm ra những điều kiện của may mắn rất khắc nghiệt nhưng không có nghĩa
chỉ nhằm vào lợi ích của riêng mình. Khi bạn cho đi nghĩa là bạn đang nhận về.
Vừa tìm kiếm điều kiện tạo ra may mắn vừa giúp đỡ người khác thì may mắn sẽ đến
với bạn nhanh hơn.
Bí mật 5: Đừng trì hoãn hãy hành động
ngay
Nếu
bạn TRÌ HOÃN việc tạo ra những điều kiện mới thì may mắn có thể sẽ không bao giờ
đến. Đôi khi tạo ra những điều kiện mới là một công việc thật nhọc nhằn nhưng …
hãy thực hiện nó ngay khi có thể.
Bí mật 6: Biết quan tâm, để ý những
điều nhỏ nhưng cần thiết
Đôi
khi, trong những điều kiện tưởng như đầy đủ nhất – may mắn cũng vẫn không đến. Hãy
thật sự tìm kiếm, quan tâm những điều kiện tưởng chừng như không quan trọng, những
chi tiết nhỏ nhất nhưng cần thiết để tạo ra sự may mắn.
Bí mật 7: Dám tin vào những gì ban đã
đang tạo ra
Đối
với những người chỉ tin vào vận may thì việc tạo ra những điều kiện để được may
mắn xem chừng thật ngớ ngẩn. Đối với những ai dám tin, dám tạo ra các điều kiện
của sự may mắn thì họ không tin vào những điều may rủi.
Bí mật 8: May mắn không thể mua bán
được
Không
ai có thể bán sự may mắn của mình. Và may mắn cũng không thể mua từ bất kỳ người
nào.
May
mắn phải do chính người đó tạo ra. Đừng tin vào những gì ai đó nói ‘bán may mắn
cho bạn’.
Bí mật 9: Hãy giữ vững niềm tin
Sau
khi đã tạo ra tất cả những điều kiện cần thiết thì hãy nhẫn nại, đừng vội từ bỏ
dù có bất kỳ điều gì xảy ra. Để đạt được may mắn, bạn phải có niềm tin và lòng
kiên trì.
Bí mật 10: Ai cũng có thể gặp may mắn
Hiểu
rằng tạo ra may mắn chính là chuẩn bị điều kiện lý tưởng cho những cơ hội khi
nó đến. Mà cơ hội thì lại chẳng liên quan gì đến may mắn hay sự tình cờ: Nó đến
với tất cả chúng ta.
Bí mật 11: Cội nguồn của sự may mắn
Vì
ta chỉ có thể tạo ra may mắn bằng cách tạo ra các điều kiện, nên may mắn tùy
thuộc vào chính bạn. Hãy bắt đầu ngay, bạn cũng có thể tạo ra may mắn cho chính
mình.
Bí mật 12: Không bao giờ la quá trễ
Không
bao bao giờ là quá trễ để bạn có thể tạo ra may mắn cho chính mình. Và bạn có
thể tìm được sự may mắn từ chính những bất hạnh, không may mắn của mình.
(trích BÍ MẬT CỦA MAY MẮN)
Tuyệt
vời phải không? Nếu bạn cảm thấy mình chưa may mắn hãy đọc lại lần nữa 12 bí mật
của may mắn do Alex Rovira & Fernado Trias de Bes phân tích và viết lại dựa
trên câu chuyện cổ tích “Huyền thoại Cây Bốn Lá Thần Kỳ”.
Cảm
ơn tác giả, cảm ơn những người đã thực hiện bản dịch và gởi cuốn sách đến nhiều
người. Một cuốn sách đầy ý nghĩa và sâu sắc.
Cảm ơn các thành viên của READ IT & DO IT đã cùng tôi đọc sách mỗi ngày.
CÂU CHUYỆN MAY MẮN CỦA TÔI
Tôi
là người luôn nhận được may mắn hết lần này đến lần khác. Bạn bè, người thân của
tôi luôn luôn nói vậy. Vì lười học bài cũ, lười làm bài tập về nhà nên tôi
không có điểm số cao ở trường; nhưng khi thi cử hoặc thi học sinh giỏi các cấp
thì lại giựt giải về, thế là tôi được mệnh danh cô nàng may mắn các kỳ thi. Mẹ
tôi thì luôn nói, con luôn may mắn nên hãy làm giúp em con cái này, cái kia, lo
cho các em học, các em đi làm, … abc, xyz, …. Ừ, thì. Dù đúng hay sai thì tôi vẫn
cứ tin như vậy, tôi tâm niệm rằng ‘cứ làm đi đừng sợ vì chắc chắn tôi sẽ gặp
may mắn trên hành trình mà’.
Tôi
kể bạn nghe câu chuyện may mắn thật sự tôi nhận được gần nhất nhé! Đó là tôi trở
thành thành viên tác giả chính của công bố khoa học có chỉ số IF (impact factor)
trên 12.
Tuần
trước, tôi có dịp được trao đổi với nhóm anh chị Thầy Cô ở nhà về nghiên cứu
khoa học, vấn đề xoay quanh chuyện xuất bản công bố khoa học. Các anh chị Thầy
Cô chia sẻ ‘những tháng ngày ở nước ngoài có thể công bố trên tạp chí IF >
5, khi về nước đến giờ tinh thần nghiên cứu vẫn còn mãnh liệt nhưng khó khăn lắm
mới công bố được những bài có IF > 3.5’. Tôi hiểu mà, thiết bị không đủ,
kinh phí không đủ và cả nhân sự không đủ. Tôi cũng đã từng nợ nần vì nghiên cứu
khoa học nên hiểu rõ điều này. Do đó, việc công bố với IF trên 10 là hoàn toàn
không thể ở thời điểm hiện tại ở Việt Nam. Đấy, bạn thấy đấy, vì vậy mà tôi gọi
việc tôi đứng trong danh sách tác giả của công bố IF > 12 là một sự may mắn.
Tôi
nỗ lực hơn một năm nghiên cứu từ lý thuyết, thiết kế thí nghiệm, phân tích. Tôi
luôn nghĩ về nó chưa từng bỏ quên công việc nghiên cứu của mình. Mở mắt chào
ngày mới là một hình ảnh về nghiên cứu của tôi hiện ra, có thể là một giải
pháp, một ý tưởng.
Khổ
ải nhất là giai đoạn chị thư ký dán nhãn bên ngoài ống hóa chất nhầm (bên ngoài
tên A nhưng bên trong tên B), thí nghiệm của tôi cho kết quả không giải thích
được (fail) – thế là mất trắng bốn tháng ròng rã vô bổ.
Lúc
đó, tất cả những ý tưởng, những suy nghĩ gần như cạn kiệt nhưng không tìm ra giải
pháp.
Tôi
suy nghĩ mãi “làm việc thông minh và làm việc chăm chỉ”. Tôi đã phân tích rất kỹ
để xem mình đã làm việc ngu ngốc ở chỗ nào và tôi thật sự mất tự tin vào bản
thân. Tôi bỏ đi lang thang hai ngày. Trở về trong hỗn độn suy nghĩ nhưng vẫn
không có giải pháp. Tôi nghịch dại ngồi tô bình bông, dùng sai màu tô nên tay
chân đen nhệm. Cũng là lúc đó tôi sực nhớ ra ‘nhỡ mình đã sai khi dùng hóa chất
trong thí nghiệm ban đầu không?’. Nửa đêm, tôi chạy lên labo (phòng thí nghiệm),
kiểm tra tất cả các nhãn hóa chất và kiểm tra các thí nghiệm khác có liên quan,
các thí nghiệm khác vẫn chạy tốt. Tôi phát hiện có đúng duy nhất một loại hóa
chất đó được dùng cho duy nhất thí nghiệm đang fail. Tôi gọi điện cho chị thư
ký, gởi hình ảnh qua chị. Sau một hồi kiểm tra, chị bảo “sorry, chị dán nhầm
tên, bên ngoài hộp là A nhưng bên trong là B”. Tôi lúc đó mừng vô cùng tận, như
chộp được đống vàng vậy. Không thể chần chừ thêm giây phút nào nữa, tôi bắt tay
vào chuẩn bị thí nghiệm ngay. Sau ba tuần, mọi thứ diễn biến khác biệt so với
tiến trình trước đó.
Bài
báo được viết bao gồm phần bổ sung (supplementary) là sáu mươi trang. Tôi nhận
được cũng sáu mươi trang của bốn nhà khoa học phản biện (reviewer) toàn câu hỏi.
Trong đó, có phần phải làm thêm thí nghiệm, phải phân tích thêm (có nghĩa là bứt
tóc nghĩ coding đó). Giáo tôi yêu cầu hoàn tất trong một tháng.
Bạn
biết không?
Ngay
lúc đó, tôi cũng được biết rằng TÔI-KHÔNG-HỀ-CÓ-TÊN-TÁC-GIẢ của công bố. Sự buồn
bã trong lòng lớn đến nỗi có thể giết chết tôi. Mặc dù, tôi biết, tôi rõ TÔI-CHỈ-LÀ-NGƯỜI-LÀM-THUÊ-NHẬN-LƯƠNG-HẰNG-THÁNG.
Tôi
lại lang thang đâu đó vài ngày để lấy lại cân bằng. Tôi nói với bản thân mình,
thì mình đã học được khối thứ tuyệt vời, nào mình cũng quá hạnh phúc khi được
nghiên cứu và làm việc với những người giỏi thật sự về thứ mình muốn đeo đuổi,
nào là tôi đã bắt được điểm quan trọng của cuộc sống-thay đổi hệ tư tưởng và
cách nhìn nhận-giải thích về cuộc đời. Tôi nhận thấy mình “được” cũng nhiều rồi. Tôi chấp nhận rồi. Trở lại trường, tôi làm
ngày làm đêm để hoàn thành bản trả lời của phản biện. Sau hai tuần, giáo nói với
tôi “Mita à, có lẽ nên để tên em vào danh sách tác giả mới đúng, em đã đóng góp
quá nhiều”.
Đấy,
tôi gọi đó là may mắn. Theo các bạn đó là may mắn ngẫu nhiên hay may mắn thật sự?
Hãy chia sẻ với tôi bạn nhé! Chúc cho bạn luôn gặp được may mắn!
(Ngày tôi lang thang - Kaoshiung - 10/2018)
---Mitabio.com---READ IT & DO IT---
Đọc tiếp »